Tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 phục vụ bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThực hiện Kế hoạch của Hội đồng Bầu cử Quốc gia về triển khai công tác bầu cử ĐBQH khóa 15 và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch về công tác y tế phục vụ bầu cử để các đơn vị, địa phương làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện-đặc biệt là công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tổ chức các hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp.
Trước tình hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp với nhiều biến thể mới của virus, có tốc độ lây lan nhanh, tại Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sự bùng phát của dịch trong thời gian tới. Để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác trong thời gian tổ chức các hoạt động bầu cử Quốc gia, Bộ Y tế ban hành công điện về việc tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc trung ương khẩn trương chỉ đạo thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19.
Xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với các tình huống của dịch Covid-19 để chủ động ứng phó hiệu quả, bảo đảm phát hiện sớm các trường hợp mắc Covid-19 và triển khai quyết liệt các biện pháp khoanh vùng dập dịch triệt để trong thời gian nhanh nhất.
Tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các cửa khẩu, cơ sở khám chữa bệnh và tại cộng đồng-đặc biệt đối với dịch Covid-19. Ngoài ra cẩn chú ý đến các dịch bệnh lưu hành như cúm A(H5N1), sốt xuất huyết, ho gà, bạch hầu, sởi, rubella, tay chân miệng: kịp thời lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh, triển khai xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan trong cộng đồng.
Đồng thời, Sở Y tế các địa phương cần phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan thông tin đại chúng, truyền thông cơ sở đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Đẩy mạnh truyền thông thực hiện nghiêm thông điệp 5K, nhất là đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, không tụ tập đông người: áp dụng xử phạt nghiêm những người không đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và nơi công cộng; thông báo cho người dân những địa điểm nguy cơ để người dân biết, khai báo với cơ quan y tế để được sàng lọc, xét nghiệm kịp thời; phối hợp với các ban, ngành của địa phương để thường xuyên truyền thông khuyến cáo nhân dân giám sát, phát hiện người từ những địa điểm nguy cơ về nơi cư trú trên địa bàn mà không khai báo y tế hoặc khai báo không đúng sự thật.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện phân tuyến, thu dung, cấp cứu điều trị bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo (ảnh minh họa) |
Tiếp tục chỉ đạo rà soát triệt để các trường hợp đi về từ khu vực có dịch, các trường hợp tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh, các trường hợp nhập cánh trái phép qua biên giới; khi có ca bệnh phải thực hiện việc truy vết thần tốc, khoanh vùng dập dịch ttriệt để, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm có chỉ định và yêu cầu thực hiện nghiêm việc cách ly, giám sát y tế theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; thực hiện khai báo y tế tại các địa điểm công cộng, các khu vực tập trung đông người.
Tổ chức tốt công tác phân tuyến thu dung, cấp cứu, điều trị bênh nhân, phân luồng khám bệnh, thiết lập khu vực riêng khám, cách ly điều trị, cấp cứu bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện, hạn chế đến mức thấp nhất số trường hợp tử vong do mắc Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác.
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đảm bảo an toàn hiệu quả, đạt tỷ lệ tại các tỉnh, TP đã triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đợt 1 theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. Rà soát, xây dựng kế hoạch sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 tại địa phương trình UBND tỉnh, TP phê duyệt, lập danh sách đối tượng tiêm theo nhóm ưu tiên quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26-2-2021 của Chính phủ, phương án tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và tiến hành tổ chức tiêm ngay khi có vắc-xin phòng Covid-19 về đến địa phương.
Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan để tổ chức triển khai công tác phòng chòng dịch theo phương châm “4 tại chỗ”; đảm bảo sinh phẩm xét nghiệm, vật tư, trang thiết bị y tế dược cung ứng đầy đủ, kịp thời cho công tác phòng, chống dịch.
Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra, chỉ đạo kịp thời các hoạt động phòng chống dịch bệnh trong đó có dịch Covid-19, tiêm chủng phòng bệnh, an toàn thực phẩm tại địa phương.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại