Kỳ cuối: Cần sửa đổi các vướng mắc, bất cập để nâng cao chất lượng hoạt động công chứng
Luật Công chứng được đánh giá đã thật sự đi vào cuộc sống. Song, bên cạnh đó, thực tiễn hoạt động công chứng cũng đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập cần phải điều chỉnh kịp thời để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này ngày càng phát triển.
Kỳ 5: Công chứng trong giao dịch bất động sản giúp phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro
Hoạt động công chứng có vị trí rất quan trọng, góp phần đảm bảo cho việc thực hiện các giao dịch bất động sản (BĐS) một cách minh bạch, đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan trong giao dịch. Việc này còn có vai trò kiểm soát để cảnh báo, phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro cho người dân.
Kỳ 4: Giá trị pháp lý của văn bản từ chối nhận di sản
Di sản thừa kế là tài sản do người mất để lại và trong một số trường hợp người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế. Vậy thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế được quy định cụ thể như thế nào không phải ai cũng nắm rõ.
Kỳ 3: Ngăn giấy tờ giả “lọt” “cửa” công chứng?
Hành vi giả mạo giấy tờ, mạo danh người đi công chứng gây hậu quả nặng nề, khiến nhiều tổ chức, cá nhân bị lừa, bị chiếm đoạt hàng tỉ đồng và gây áp lực cho công chứng viên, ảnh hưởng xấu đến uy tín của hệ thống công chứng.
Kỳ 2: Lỗ hổng trong Luật, hậu quả nhãn tiền
Chuyên gia pháp lý nhận định, Luật Công chứng quy định miễn đào tạo nghề cho quá nhiều đối tượng là một lỗ hổng lớn khiến cho chất lượng CCV không đồng đều, tiềm ẩn những nguy cơ khi chứng nhận hợp đồng, giao dịch.
Kỳ 1: Công chứng viên là người gác cổng để đảm bảo quyền lợi các bên
Người dân tìm đến các tổ chức hành nghề công chứng là để đảm bảo an toàn pháp lý cho giao dịch, vì vậy công chứng viên (CCV) khi thực hiện trách nhiệm của mình cần nỗ lực tối đa để kiểm tra tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch trước khi thực hiện công chứng.