Thứ sáu 29/03/2024 15:21

Sàn thương mại điện tử Alibaba.com định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số trong thời kỳ VUCA tại Việt Nam

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 1/3, Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) phối hợp với Sàn thương mại điện tử Alibaba.com (TMĐT Alibaba.com) tổ chức Hội nghị Định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số trong thời kỳ VUCA.
Sàn thương mại điện tử Alibaba.com định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số trong thời kỳ VUCA tại Việt Nam
Ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phát biểu tại hội nghị.

Năm 2023, với diễn biến phức tạp trong tình hình kinh tế, chính trị thế giới, thuật ngữ VUCA (Votality – Biến động; Uncertainty – Chắc chắn; Complexity – Phức tạp; Ambiguilty – Mơ hồ) trong quản trị kinh tế càng được nhắc đến nhiều hơn. Thuật ngữ VUCA được đưa vào sử dụng từ những năm 1990 để mô tả về một thế giới biến động không ngừng. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều biến số như giá xăng dầu, lạm phát, xung đột vũ trang… đã tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh trong nước cũng như định hướng phát triển năm 2023 của doanh nghiệp đều có ít nhiều ảnh hưởng.

Nhằm hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp nâng cao nhận thức, tham gia hiệu quả vào tiến trình chuyển đổi số, triển khai hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu thành công. Hỗ trợ tăng cường hơn nữa việc tận dụng công cụ số, tiếp cận các sàn TMĐT, đặc biệt sàn Alibaba.com từng bước trở thành địa chỉ chung cho các sản phẩm tiềm năng của Việt Nam tiếp xúc với khách hàng. Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với sàn TMĐT Alibaba.com tổ chức Hội nghị Định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số trong thời kỳ VUCA.

Phát biểu khai mạc tại sự kiện, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết: Trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và sàn TMĐT Alibaba.com, hai bên phối hợp triển khai thành công nhiều sự kiện quốc tế như: Hội nghị Thương mại điện tử quốc tế B2B Alibaba.com năm 2021, Hội nghị quốc tế “Xuất khẩu trực tuyến qua nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com” năm 2022 và khai trương “Gian hàng quốc gia Việt Nam - Vietnam Pavilion năm 2022. Đây là không gian hàng hoá Việt Nam trên Alibaba.com, tập hợp giới thiệu các thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng, các câu chuyện thành công của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu.

Để có định hướng tốt cho doanh nghiệp trên nền tảng số trong thời kỳ VUCA tại Việt Nam tổ chức, doanh nghiệp cần hiểu rõ: Xu hướng nền kinh tế Việt Nam 2023; Linh hoạt trong môi trường linh động.

Xu hướng nền kinh tế Việt Nam 2023

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện Trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương: "Xuất khẩu Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng 6% năm 2023, mở ra kỳ vọng kinh doanh mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức khó khăn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các bước chuẩn bị tương ứng, trong đó các mô hình kinh doanh mới, đặc biệt là thương mại điện tử cần được áp dụng nhiều hơn. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp tiết giảm chi phí để vượt qua khó khăn hiện nay”.

Ông Vũ Thế Tùng, Giám đốc Phát triển thị trường và Đối ngoại Chính phủ, Alibaba.com Việt Nam cho biết thêm: Năm 2023 là năm được dự báo nhiều thử thách cho doanh nghiệp Việt Nam, trong bối cảnh đó sàn TMĐT Alibaba.com tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ kết nối nhà xuất khẩu - nhà nhập khẩu, cung cấp thông tin thị hiếu thị trường để tăng tính hiệu quả khi các doanh nghiệp quyết định tham gia kinh doanh trên nền tảng. Từ phía doanh nghiệp, khi tham gia TMĐT, doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng các nguồn lực như nhân sự và tài chính để đầu tư đúng và trúng.

Theo chuyển động kinh tế, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, khẳng định tiến trình phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19. Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 8% cao nhất từ năm 2011 đến nay, kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ ổn định, lạm phát được kiểm soát, cán cân thương mại được đảm bảo. Khối lượng xuất khẩu của Việt Nam đã tăng nhanh, góp phần vào sự tăng trưởng vượt bậc trong thập kỷ qua.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng nhìn chung, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn trong năm 2023 được đánh giá là khả quan. Theo báo cáo thị trường “Triển vọng B2B kỹ thuật số 2023” của Alibaba.com, hơn 50% doanh nghiệp lựa chọn thử sức với kênh thương mại điện tử hoặc số hoá và mở rộng kênh bán hàng để “sống sót” qua đại dịch. Không nằm ngoài xu hướng đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tăng đầu tư vào ứng dụng công nghệ số, nâng cao năng lực xuất khẩu, kỹ năng bán hàng xuyên biên giới, nghiên cứu phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu để tăng tốc trong giai đoạn khó khăn.

Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, tài chính số, kinh tế số
Hướng tới phát triển thương mại điện tử một cách bền vững
Dương Kim Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động