Những thách thức đối với người tiêu dùng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo phân tích của chuyên gia, thách thức đặt ra đối với người tiêu dùng khi thương mại điện tử, thương mại xuyên biên giới trở nên thông dụng là gặp rủi ro khó định danh cả người mua lẫn người bán. Ảnh minh họa |
Bên cạnh các tiện ích, các hình thức giao dịch mới cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. DN có thể gặp rắc rối, bị vướng vào các vụ kiện/tranh chấp pháp lý liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác nơi sản phẩm được tiêu thụ.
Vừa qua, Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ tổ chức hội thảo hỗ trợ thông tin cho DN “Một số cập nhật về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử”.
Theo phân tích của bà Phạm Quế Anh, thách thức đặt ra đối với người tiêu dùng khi thương mại điện tử, thương mại xuyên biên giới trở nên thông dụng là gặp rủi ro khó định danh cả người mua lẫn người bán, khó xác định quy định liên quan hay quốc gia, cơ quan có quyền tài phán; quyền riêng tư và an ninh mạng.
Trên thực tế, thương mại truyền thống giao dịch chỉ diễn ra trong các cửa hàng, chợ, siêu thị, hoặc tại tư gia của người tiêu dùng. Nay khi thương mại điện tử bùng phát nhanh, tạo ra cơ hội cho người tiêu dùng, có nhiều lựa chọn hơn.
Thương mại điện tử tiện dụng và hiệu quả cao hơn: không cần địa điểm, giờ giấc cụ thể, gửi/nhận phản hồi, các câu hỏi cũng như khiếu nại ngay lập tức, trải nghiệm mua sắm, tiêu dùng được cá nhân hóa, với các gợi ý chính xác từ phía người bán... Nguồn thông tin vô tận, cho phép người tiêu dùng có thể so sánh giữa các lựa chọn, nhà cung cấp khác nhau, chi phí giao dịch giảm xuống.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử xuyên biên giới, giao dịch diễn ra qua mạng Internet, trên trang web của người bán hoặc trên nền tảng của bên thứ ba. Người tiêu dùng không được kiểm tra chất lượng hàng hóa, bởi vậy họ phải dựa vào việc thu thập thông tin các nghiên cứu trước đó, hoặc đánh giá của người mua khác.
Theo ông Nguyễn Đức Trung - Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN, việc nắm bắt và cập nhật thông tin đối với DN là vô cùng quan trọng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Cổng thông tin DN trở thành hệ sinh thái số hỗ trợ DN, trong đó tập trung vào mục tiêu giúp DN tiếp cận các xu hướng mới trên toàn cầu như kinh doanh có trách nhiệm, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ 4.0,... cũng như cung cấp nền tảng nhằm hỗ trợ DN kết nối với nhau.
Ông Hồ Tùng Bách - Phó Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng (Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia) cho biết, từ 1/7 tới đây, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chính thức có hiệu lực. Luật này đã được Quốc hội Việt Nam thông qua nhằm để hài hòa với các cam kết quốc tế và giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 đã mở rộng phạm vi đối với những DN nước ngoài cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng ở Việt Nam. Ngoài ra, Luật có rất nhiều quy định mới liên quan đến việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng, người tiêu dùng dễ bị tổn thương, cung cấp dịch vụ nền tảng số, dịch vụ liên tục, trách nhiệm cung cấp thông tin, thu hồi sản phẩm.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ 1/7/2024 gồm 7 Chương, 80 Điều; có những chương quan trọng như: giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng; quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng trong giao dịch đặc thù; hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại