Nhiều người vẫn còn chủ quan với giặc lửa
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHội nghị do Sở Tư pháp phối hợp với Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội vừa tổ chức tập huấn các kiến thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn khi có cháy cho hơn 300 cán bộ công đoàn cơ sở.
Tại Hội nghị, điểm qua các vụ cháy lớn xảy ra thời gian gần, ông Lê Việt Hải – Giảng viên Khoa Chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy cho biết: "Nhiều người dân - đặc biệt là người dân sinh sống tại các tòa nhà cao tầng còn thiếu tinh thần cảnh giác với giặc hỏa, thiếu kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn khi có cháy xảy ra". Chẳng hạn, theo yêu cầu, cầu thang thoát nạn là nơi để đi đến tầng 1 ra ngoài, cửa chịu nhiệt, có đèn chiếu sáng sự cố, có hệ thống tăng áp…. Tuy nhiên nhiều người lại biến cầu thang bộ thành nơi hút thuốc, để đồ đạc hoặc chặn cầu thang thoát nạn nên hệ thống này không đạt yêu cầu.
Báo cáo viên hướng dẫn kỹ năng thoát nạn khi xảy ra cháy đến các cán bộ công đoàn cơ sở tại Hội nghị |
Nhiều người dân chủ quan cho rằng, những vật dụng như: Điện thoại di động, sạc điện thoại di động, xe đạp điện, máy điều hòa, nồi cơm điện, bếp gas… không thể là nguồn gây ra cháy lớn. Nhưng trong thực tế, đa phần các vụ cháy xảy ra thời gian qua bắt nguồn từ sự cố về điện, tác nhân gây ra chập điện chủ yếu là do ý thức sử dụng nguồn điện, thiết bị điện của con người.
Đáng quan tâm, nhiều người dân vẫn chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của bản thân trong việc chủ động phòng chống “giặc lửa” và cho rằng, công tác PCCC là của lực lượng cảnh sát PCCC… Nhiều gia đình chưa quan tâm trang bị các thiết bị PCCC hoặc đã được trang bị nhưng lại không chú ý đến cách sử dụng.
Theo ông Lê Việt Hải, việc phát hiện sớm vụ cháy, có kỹ năng PCCC, biết cách sử dụng các phương tiện PCCC sẽ hạn chế được rất nhiều thiệt hại do cháy nổ gây ra.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại