Thứ năm 20/02/2025 02:13

Luật Thủ đô 2024: phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh cho biết, văn hóa Hà Nội được kết tinh từ nhiều yếu tố, trong đó có các di tích lịch sử văn hóa "lắng hồn núi sông" hội tụ và lan tỏa, tạo nên bản sắc riêng của Hà Nội. Tập trung nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Hà Nội theo tinh thần Luật Thủ đô 2024 góp phần tạo hành lang pháp lý, đưa Luật đi vào đời sống, đồng thời khẳng định giá trị, bản sắc của vùng đất in dấu lớp trầm tích văn hóa nghìn năm.
Luật Thủ đô 2024: phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Hà Nội
Biểu tượng Khuê Văn Các lung linh sắc màu tour đêm "Tinh hoa đạo học" tại di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám. (Ảnh: Khánh Huy)

Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn nhất cả nước

Chia sẻ về tập trung nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa tại Thủ đô Hà Nội theo tinh thần Luật Thủ đô 2024, TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh, khoa tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, Hà Nội không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học mà còn là trung tâm văn hóa lớn nhất cả nước.

Văn hóa Hà Nội được kết tinh từ nhiều yếu tố, trong đó có các di tích lịch sử văn hóa "lắng hồn núi sông" hội tụ và lan tỏa, tạo nên bản sắc riêng của Hà Nội. Tập trung nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Hà Nội theo tinh thần Luật Thủ đô 2024 góp phần tạo hành lang pháp lý, đưa Luật đi vào đời sống, đồng thời khẳng định giá trị, bản sắc của vùng đất in dấu lớp trầm tích văn hóa nghìn năm.

Luật Thủ đô 2024: phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Hà Nội
Điệu múa Giảo Long, được biểu diễn trong các dịp lễ hội làng hoặc các ngày trọng đại như lễ cầu an, lễ rước Thánh Hội làng Lệ Mật. (Ảnh: Khánh Huy)

TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh cho biết thêm, theo thống kê, Hà Nội là nơi có số lượng di tích nhiều nhất cả nước với gần 6.000 di tích trải dài từ trung tâm nội đô đến ngoại đô với đầy đủ các loại hình như: di tích lịch sử, di tích khảo cổ; di tích kiến trúc nghệ thuật; di tích tín ngưỡng, tôn giáo... Các di tích lịch sử văn hóa là một trong những yếu tố chính tạo nên diện mạo và bản sắc văn hóa Hà Nội.

Với các giá trị tích cực về cảnh quan, lịch sử, tâm linh, nghệ thuật, hệ thống di tích lịch sử văn hóa Thủ đô Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc mở mang hiểu biết, giáo dục truyền thống lịch sử địa phương, dân tộc, xây dựng lòng yêu nước, có thái độ trận trọng và tự hảo về các di sản văn hóa của dân tộc. Bảo vệ và phát huy giá trị của di tích chính là gìn giữ những nét văn hóa hồn cốt của Thủ đô, góp phần phát triển kinh tế du lịch, đồng thời lan toả ý nghĩa, giá trị của di tích lịch sử văn hóa Hà Nội không chỉ đối với người dân Thủ đô mà còn đối với cư dân trên khắp mọi miền ở trong và ngoài nước.

Luật Thủ đô 2024: phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Hà Nội
Điệu múa Giảo Long làng Lệ Mật biểu diễn tại Ngày hội Văn hoá vì hoà bình tháng 10/2024 tại không gian phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Khánh Huy

Bảo tồn và gìn giữ các di tích lịch sử văn hóa

TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh chia sẻ, trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi nhằm phát huy nguồn lực nội sinh để xây dựng và phát triển bền vững đất nước, trong đó có nhiệm vụ bảo tồn và gìn giữ các di tích lịch sử văn hóa của dân tộc.

Luật Thủ đô 2024 được coi là văn bản pháp lý có vai trò quan trọng trong việc quy định vị trí, vai trò, trách nhiệm, chính sách xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô. Luật Thủ đô 2024 có những điều khoản quy định cụ thể về Tổ chức chính quyền đô thị; về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; về tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô; về liên kết, phát triển vùng; về hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra và trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô. Trong lĩnh vực văn hóa, Luật Thủ đô 2024 tạo thêm hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù vượt trội để Hà Nội có điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh, bền vững.

Điều 21 Luật Thủ đô 2024 quy định việc bảo vệ và phát triển Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương trả và phẩm giá con người Việt Nam. Trong số gần 6.000 di tích danh thắng Hà Nội, Khuê Văn Các nằm trong tổng thể khu Văn Miếu Quốc Tử Giảm được lựa chọn là biểu tượng cho Thủ đô (Điều 6).

Luật Thủ đô 2024: phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Hà Nội
“Con đĩ đánh bồng” – sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ảnh: Ngọc Tú

Mặc dù có lịch sử hình thành muộn hơn so với nhiều di tích lịch sử văn hóa của Hà Nội (như Hoàng Thành Thăng Long, chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc...) nhưng biểu tượng chính thức của Thủ đô Hà Nội chỉ có một Khuê Văn Các, vừa thể hiện truyền thống hiếu học, vừa thể hiện được nền văn hiến lâu đời, mang đậm dấu ấn và phong cách đặc trưng của văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Hình ảnh Khuê Văn Các với hình tròn bao quanh và hình vuông ở giữa thể hiện sự hải hòa trong cân bằng âm dương "trời tròn, đất vuông”, hưởng tới sự phần thịnh và phát triển.

Đặc biệt, hình tròn bên ngoài còn thể hiện ý thức bảo tồn di sản văn hóa và truyền thống dân tộc; hình vuông ở chân để như một cảnh cửa đưa con người hưởng đến tri thức, thể hiện khát khao vươn tới tri thức, thể hiện truyền thống hiếu học, cũng là sự nhắc nhở về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo tồn, gìn giữ các đi tích lịch sử văn hóa truyền thống của dân tộc.

Luật Thủ đô 2024: phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Hà Nội
Lễ hội truyền thống và lễ rước Thành hoàng Phùng (Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng), tại làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ảnh: Ngọc Tú

Tập trung nguồn lực phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa

Điều 5 Luật Thủ đô 2024 quy định trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô (trong đó có nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa) là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp, liên tục của các cấp chính quyền và người dân TP; là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước.

TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh cho rằng, để tập trung nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa tại Thủ đô Hà Nội theo tinh thần Luật Thủ đô 2024 có thể hưởng tới một số giải pháp cụ thể: nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa, di tích lịch sử văn hóa tại Thủ đô trước thực tế các di tích bị xâm lấn, mai một, thương mại hóa. Cần có các chương trình, kế hoạch bảo tồn và tôn tạo di tích, có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trên địa bàn TP theo thẩm quyền.

Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa và quản lý nhà nước về văn hóa. Tích cực phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa có tài, có đức, am hiểu về văn hóa và quản lý văn hóa. Mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn và dài hạn trong nước và nước ngoài tạo điều kiện phát triển các kỹ năng đặc thù đối với đội ngũ cán bộ văn hóa. Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu, đề xuất chính sách đãi ngộ hợp lý, điều chỉnh chế độ tiền lương, trợ cấp đối với những người làm công tác văn hóa, bảo đảm cho họ có nguồn thu nhập ổn định, yên tâm công tác và cống hiến.

Theo TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh, cần phát huy vai trò của người dân trong công tác bảo vệ, gìn giữ các di tích lịch sử văn hóa tại Thủ đô. Quần chúng Nhân dân là những người tham gia xây dựng, bảo vệ, gìn giữ và lan tỏa giá trị các di tích, cũng là một trong những người đầu tiên phát hiện giá trị di tích hoặc các di tích bị hư hỏng. Cần khuyến khích người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung cùng tham gia bảo vệ, quản lý di tích lịch sử văn hóa; tuyên truyền nâng cao đạo đức, ý thức, trách nhiệm người dân trong hoạt động kinh doanh và hoạt động tham quan, bảo vệ, lan tỏa giá trị các di tích.
Nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển Thủ đô Nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển Thủ đô
Kinh nghiệm quốc tế về khu phát triển thương mại văn hóa Kinh nghiệm quốc tế về khu phát triển thương mại văn hóa
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động