Thứ bảy 23/11/2024 04:22

Lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chính phủ cho rằng với mức độ lạm phát không quá 3% sau 4 tháng qua, điều kiện để giảm lãi suất đặc biệt trong điều kiện các doanh nghiệp đang rất khó khăn về vốn như hiện nay.


Có cơ sở giảm lãi suất

Tại cuộc Họp báo Chính phủ tháng 11 chiều 1/12, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: “Các biện pháp kiềm chế lạm phát đã bước đầu mang lại hiệu quả bước đầu. Trong 4 tháng liên tục gần đây, mức tăng CPI đều dưới 1%, tính tổng 4 tháng cũng dưới 3%. Đây là cơ sở tốt để giảm lãi suất ngân hàng trong điều kiện nhiều doanh nghiệp đang khó khăn về vốn”.

Lãi suât ngân hàng sẽ tiếp tục giảm? (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, Chính phủ khẳng định việc điều chỉnh lãi suất là thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên cơ quan này sẽ cân nhắc lộ trình, thời điểm thích hợp với nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và khả năng huy động của các ngân hàng thương mại.

Trả lời báo giới, ông Nguyễn Đồng Tiến - Phó Thống đốc NHNN cũng khẳng định, mức giảm và thời điểm giảm cần phải được cân nhắc cụ thể, căn cứ trên mức độ bền vững của tốc độ hãm lạm phát.

Các chủ đề xung quanh lĩnh vực tài chính - ngân hàng nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong thời gian qua. Trả lời trước Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình từng khẳng định có 5% số NHTM hoạt động thiếu hiệu quả. Tuy nhiên, chiều 1/12 Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến từ chối nêu tên các ngân hàng này vì e ngại những hiệu ứng thiếu tích cực.

Ông Tiến cho biết, trong quá trình triển khai tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, NHNN sẽ phân loại các nhóm ngân hàng để có chính sách phù hợp. “Các ngân hàng tốt sẽ được tạo điều kiện để phát huy. Các ngân hàng còn yếu kém sẽ nhận được sự hỗ trợ phù hợp”, đại diện NHNN nói.

“Chính phủ khẳng định sẽ không để đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Nếu cần Chính phủ có thể mua lại các ngân hàng yếu, và giữ nguyên các chính sách đối với những người gửi tiền vào các ngân hàng này nên có thể khẳng định quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền sẽ được đảm bảo”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định thêm.

Không phủ nhận băn khoăn của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước về việc chính sách khống chế tăng trưởng tín dụng 20% có lợi cho các ngân hàng lớn và gây khó cho các ngân hàng nhỏ, Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cho rằng để đạt được mục tiêu lớn, cần chấp nhận một số bất cập khó tránh khỏi.

Việt Nam không ảnh hưởng nhiều nếu khu vực đồng euro vỡ nợ

Trước nguy cơ vỡ nợ đang gia tăng từng ngày như một hiệu ứng domino ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (euro), đã có sự lo ngại về ảnh hưởng tới nền tài chính Việt Nam. Giải đáp cho sự lo lắng này, ông Nguyễn Đồng Tiến cho rằng hiện nay trong cơ cấu dự trữ ngoại hối của Việt Nam tỷ trọng đồng euro khá nhỏ.

“Cá nhân tôi tin các nước lớn sẽ giải quyết được vấn đề của họ để tìm được lối thoát. Nhưng dù kịch bản tệ nhất xảy ra thì chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng nhiều”, ông Tiến khẳng định.

Bộ trưởng Đam cho rằng, vấn đề khủng hoảng nợ công châu Âu nếu không được giải quyết sẽ có ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới nói chung, trong đó với nền kinh tế rất mở như Việt Nam cũng sẽ bị tác động.

Theo DT


Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động