Thứ ba 23/04/2024 19:33

Kiểm soát chặt về giá trước khi tăng lương cơ bản

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trước những băn khoăn của người dân về tình trạng “lương chưa tăng giá cả hàng hóa đã tăng trước”, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần chủ động kiềm chế lạm phát, bình ổn giá đi kèm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát chặt về giá, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tăng giá đột biến các măt hàng.
Kiểm soát chặt về giá trước khi tăng lương cơ bản

Kiểm soát chặt về giá trước khi tăng lương cơ bản.

Giá cả hàng hóa bình ổn và có xu hướng giảm nhẹ

Để ổn định giá cả thị trường từ nay tới cuối năm, đặc biệt trước thông tin tăng lương cơ sở. Tránh làm tăng thêm gánh nặng cho người lao động, Chính phủ cần thực hiện các giải pháp cụ thể, thiết thực để bình ổn giá cả thị trường; ổn định cuộc sống của người dân.

Hiện nay, giá xăng dầu đã giảm sau kỳ điều hành giá mới đây, đã giúp tâm lý thị trường bình ổn, đồng thời giảm nỗi lo về giá đối với các mặt hàng thiết yếu. Điều đó cũng đã giúp giá nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm có xu hướng ổn định hoặc giảm nhẹ.

Thị trường, giá lợn hơi ngày 27/2 tại miền Bắc dao động trong khoảng 49.000 - 51.000 đồng/kg, giảm cao nhất 2.000 đồng/kg . Đây là mức giá khá thấp. Giá thịt lợn trên thị trường hiện vẫn ổn định ở mức thấp.

Tại khu vực miền Trung - Tây nguyên, giá heo hơi ổn định trong khoảng 48.000 - 53.000 đồng/kg. Mức giao dịch thấp nhất khu vực là 48.000 đồng/kg tại Nghệ An.

Hiện tại, thời tiết đang thuận lợi, nhiều loại rau đang vào mùa nên các loại rau ăn lá, rau gia vị sản lượng dồi dào, mức giá bán buôn giảm từ 5 - 10%, nên giá bán lẻ trực tiếp cũng nhanh chóng giảm theo.

Một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đang ổn định, thậm chí giảm hơn so với thời điểm cận lễ, Tết. Các nhà chuyên môn cũng rất lạc quan về diễn biến thị trường hiện nay cũng như bối cảnh kinh tế ổn định của đất nước.

Việc mặt bằng giá ổn định, hàng hóa dồi dào là bởi các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đã chủ động xây dựng kế hoạch khai thác, dự trữ, chuẩn bị lượng hàng hóa, tính cả lượng tồn kho hợp lý phục vụ sau Tết

Chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng: Nền kinh tế Việt Nam đã thích ứng với tình hình mới, hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi mạnh. Sản xuất, kinh doanh tăng, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ dồi dào khiến lạm phát khó có thể tăng mạnh. Bên cạnh đó, sau thời gian tăng lãi suất, nhiều ngân hàng thương mại đã rời khỏi cuộc đua tăng lãi suất. Lãi suất giảm, giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản xuất, thì sẽ giảm được giá bán sản phẩm. Kìm lạm phát Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các chính sách giãn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí năm 2023 áp dụng như năm 2022, góp phần rất lớn làm giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Để ổn định giá cả thị trường từ nay tới cuối năm, đặc biệt trước thông tin tăng lương cơ sở, cần tăng cường các giải pháp kiềm chế lạm phát, bình ổn giá đi kèm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát chặt về giá, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Trong đó, cần sự vào cuộc của Cục Quản lý thị trường và các địa phương trong việc quản lý giá hàng hóa. Muốn điều chỉnh giá các mặt hàng phải được Nhà nước định giá, đánh giá kỹ tác động để thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường.

Đặc biệt, chú trọng đến diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có những giải pháp ứng phó phù hợp; sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường; tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giả; công khai thông tin về giá.

Tránh để thiếu hàng sốt giá

Việc quản lý giá nước ta đang thực hiện chủ trương quản lý giá theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo quy định của Luật Giá và các văn bản hướng dẫn. Giá các mặt hàng nhìn chung được hình thành theo cơ chế thị trường; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng được quyền tự định giá theo tín hiệu khách quan trên thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhà nước, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nhà nước chỉ gián tiếp tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả qua các biện pháp kinh tế vĩ mô và sử dụng biện pháp bình ổn giá khi giá các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá có biến động bất thường hoặc khi mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.

Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, thường xuyên theo sát tình hình chung, tham mưu chính sách, kịch bản phù hợp, linh hoạt, kịp thời nhất là đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá.

Về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu đề ra, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Để kiểm soát giá cả thị trường yêu cầu: Bộ Tài chính, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải thường xuyên theo dõi, kịp thời có giải pháp để đảm bảo cân đối cung - cầu trong nước, tránh tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý. Đồng thời sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định kiểm soát, bình ổn thị trường; phối hợp giám sát chặt chẽ biến động giá các mặt hàng thiết yếu...

Đề xuất 9 nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ 1/7/2023
Chính thức tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ 1/7/2023
Trợ giúp viên pháp lý được tăng lương từ ngày 20/10
Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động