Không nên lạm dụng loa kẹo kéo quá mức
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrên phố Chùa Láng, ghé chân vào một quán hàng ăn là chúng ta có thể được thưởng thức những bài hát mà đôi khi mình không hề mong muốn phát ra từ những chiếc loa do những người bán hàng tự biểu diễn. Chị Lan (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bày tỏ hết sức dị ứng với kiểu bán hàng bằng cách dùng loa hát hò ầm ĩ. “Họ bán thì cứ bán hàng thôi, chứ không nên hát hò ầm ĩ, rất nhức đầu”, chị Lan nói.
Có một thực tế là, chỉ cần dạo quanh một vài con phố, chúng ta sẽ thấy những chiếc loa kẹo kéo xuất hiện khá nhiều ở các hàng quán ăn uống. Thời gian đầu cũng có người thích thú, nhưng càng về sau nhiều người sử dụng quá đà, dẫn đến việc gây ồn ào, khiến mọi người không khỏi khó chịu. Việc xuất hiện của loại loa hát rong này dường như đã trở thành một mối nguy đáng lo ngại khi ngày càng nhiều người đã lạm dụng chiếc loa này.
Loa kẹo kéo có thể mang đi bất cứ đâu và âm thanh lại còn rất to nên được ưa chuộng sử dụng. |
Có thiết kế khá đơn giản với hình chữ nhật, đây là một dạng của loa thùng với hình dạng vali có gắn bánh xe nhỏ. Thiết kế này giúp cho việc di chuyển thật sự dễ dàng hơn. Chiếc loa kẹo kéo có thể kết nối không dây với một số thiết bị điện thoại thông minh, có thể gọi là kết nối với Bluetooth. Và đặc biệt hơn là chiếc loa kẹo kéo này có thể di chuyển đến bất cứ đâu.
Bên cạnh những lợi ích từ chiếc loa kẹo kéo thì việc sử dụng phổ biến của loại vật dụng này trở thành cơn ác mộng của không ít người. Nếu như một tuần âm thanh ồn ào từ chiếc loa kẹo kéo này phát lên một lần thì có thể ai cũng chấp nhận được. Tuy nhiên ngày nào tai cũng bị tra tấn bởi thiết bị này thì quả thật là một vấn đề khá bức xúc.
Trên thị trường không khó để tìm kiếm những sản phẩm loa kẹo kéo như vậy. |
Anh Huy (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho rằng, cần quản lý hoạt động hát karaoke bằng loa kẹo kéo, ví dụ quy định chỗ nào được phép hát, gây ồn, chỗ nào không. Bởi lẽ nhiều người cũng có nhu cầu giải trí. Ngoài ra, cũng cần đi kèm quy định thời gian cụ thể để tránh "tra tấn" người khác.
Dưới góc độ của cơ quan quản lý Nhà nước, đại diện Cục Văn hóa cơ sở chia sẻ, hát bằng loa kéo trên đường phố là một loại hình vui chơi giải trí, loại hình này có từ trước khi khái niệm hát karaoke theo đúng nghĩa là một dịch vụ kinh doanh xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, hát karaoke trên đường phố, bằng mic và loa kéo công suất lớn đã và đang nở rộ, tạo nhiều biến tướng, hệ lụy ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của người dân.
Do vậy, căn cứ theo thực tế và đặc thù ở các địa phương, thẩm quyền của UBND các tỉnh, thành phố có thể xử lý, đưa ra các quy định để chấn chỉnh thực trạng này.
Những chiếc loa kẹo kéo xuất hiện khá nhiều ở các địa điểm ăn uống và cũng là nguồn mưu sinh của một số người mỗi khi đêm về. |
Theo luật sư Nguyễn Trọng Việt, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, pháp luật đã có những quy định cụ thể nhằm chế tài đối với hành vi này, cụ thể: theo Điều 6 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, nếu hát karaoke làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22h hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với cá nhân vi phạm (nếu tổ chức vi phạm thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 600.000 đồng).
Tuy nhiên, âm thanh từ những chiếc loa kẹo kéo này thực sự là nỗi ám ảnh đối với không ít người. |
Nếu hát karaoke ngoài khoảng thời gian nêu trên nhưng gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 2 Decibel (dBA) trở lên sẽ bị xử phạt theo Điều 17 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại