Thứ ba 16/07/2024 14:25
Trường Đại học Trưng Vương triển khai ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp

Khi sinh viên là nhân tố được thụ hưởng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Mô hình gắn kết giữa trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo đại học được hiểu là khuôn mẫu được định hình về hoạt động tương tác chặt chẽ giữa quá trình đào tạo nguồn nhân lực và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
Khi sinh viên là nhân tố được thụ hưởng
TS. Nguyễn Huy Oanh – Hiệu trưởng trường Đại học Trưng Vưng ký Thỏa thuận hợp tác với nhiều thương hiệu, doanh nghiệp có yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực để phù hợp với yêu cầu phát triển.

Mô hình này đòi hỏi việc đào tạo phải có sự thay đổi mục tiêu, chương trình, cơ cấu và chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp trên thị trường lao động. Nắm bắt được xu thế đó, trường Đại học Trưng Vương tổ chức chương trình trao đổi thỏa thuậ hợp tác với doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Từ khi thành lập đến nay, Trường Đại học Trưng Vương luôn thực hiện phương châm đào tạo những gì xã hội cần, doanh nghiệp cần chứ không đào tạo những gì nhà trường có. Đào tạo lấy người học làm trung tâm và coi chất lượng kết quả đầu ra là quyết định. Đây là một trong những khâu quan trọng có tính đột phá về đổi mới đào tạo đai học trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Chất lượng nguồn nhân lực và đảm bảo việc làm cho sinh viên luôn được xây dựng, đổi mới và hoàn thiện dần theo chỉ đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Xây dựng mô hình gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo đại học là một quá trình và cần có bước đi thích hợp. Coi đó là nhiệm vụ then chốt, nhà trường đó nghiên cứu nhu cầu doanh nghiệp về ngành, nghề, kỹ thuật và công nghệ áp dụng, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nghề và thái độ của lao động để xây dựng tiêu chí đầu vào và chuẩn chất lượng đầu ra.

Khi sinh viên là nhân tố được thụ hưởng
TS. Nguyễn Huy Oanh – Hiệu trưởng trường Đại học Trưng Vưng ký Thỏa thuận hợp tác với nhiều thương hiệu, doanh nghiệp có yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực để phù hợp với yêu cầu phát triển

Tham dự buổi ký kết, nhiều tham luận của các giảng viên cũng như của các doanh nghiệp đã được phân tích và mổ xẻ những mặt lợi ích mà doanh nghiệp cần những lao động có chất lượng. Doanh nghiệp có vai trò quyết định trong tạo lập các liên kết và đưa các hoạt động hợp tác cụ thể đó vào thực hiện. Doanh nghiệp là nơi sử dụng nhân lực và nơi tạo điều kiện cho người học có thể thực hiện “học đi đôi với hành”. Đó là môi trường lý tưởng để sinh viên, người học làm quen với công việc và ứng dụng các kiến thức đã học khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Do đó, doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong xây dựng chinh sách, tiến hành các biện pháp thích hợp để triển khai mục tiêu hợp tác. Nhiều doanh nghiệp như: Tập đoàn Hồ Gươm; Tập đoàn Medlatec; Công ty ATéco; Tập đoàn Hà Đô; Công ty Cổ phần Phương Uyên Việt Nam, Công ty cổ phần công nghệ Misa, Công ty TNHH Medtronic Việt Nam, Ngân hàng TM CP Quân đội; Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam… đã giới thiệu về mô hình hoạt động của công ty và nêu rõ chuẩn chất lương nhân lực mà doanh nghiệp cần sử dụng. Đặc biệt, nhấn mạnh về đổi mới chương trình đào tạo để cập nhật xu thế hiện nay, sử dụng trí tuệ nhân tạo trong một số ngành đang là thách thức với đào tạo nguồn nhân lực hiện nay.

Khi sinh viên là nhân tố được thụ hưởng
TS. Đặng Văn Hải – Phó Vụ trưởng Kiểm toán Nhà Nước tham dự và phát biểu về mô hình đào tạo gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Sự đồng hành của doanh nghiệp là đóng góp quan trọng cho việc hoàn thiện chuẩn đầu ra cho sinh viên trong trường.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Xuân Sơn – Giám đốc Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Giải phòng chia sẻ: “Mô hình gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo ĐH là một tất yếu khách quan, không thể trì hoãn và phải hành động thực sự, thực tế, hiệu quả, không thể hình thức, theo kiểu phong trào. Vì đó là lợi ích sống còn của các trường ĐH trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, là lợi ích thiết thân, lâu dài của DN trong cuộc cạnh tranh trên thương trường và cũng là lợi ích của người học, của xã hội.

Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học theo mô hình gắn kết này sẽ góp phần quan trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng và trình độ”. Hay Kế toán trưởng Tập đoàn Medlatec chia sẻ: “Kỹ năng mềm được hấp thụ khi còn là sinh viên đại học sẽ là hành trang cho sinh viên tiếp cận hoàn thiện những kỹ năng cần thiết để tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp, khẳng định giá trị bản thân”

TS. Nguyễn Đăng Hanh- Tổng Tiám đốc Công ty Công ty ATéco chia sẻ: "Mô hình các trường businesse đang là xu thế phổ biến trên thế giới, với mô hình này sinh viên là đối tượng được thụ hưởng trọn vẹn cả kiến thức lẫn kỹ năng. Ra trường giá trị bản thân được định vị cao hơn và doanh nghiệp không mất thời gian đào tạo lại".

TS. Nguyễn Thu Hương – Phó trưởng Kinh tế phát biểu “Hợp tác giữa Trường Đại học Trưng Vương và doanh nghiệp là tập hợp một hệ thống nhất và phù hợp nâng cao tính ứng dụng và nâng cao hàm lượng, chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tạo ra mối quan hệ chặt chẽ, hài hòa nhằm trao đổi chuyên gia, trao đổi sinh viên, phối hợp các nhà doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị, giáo trình, tài liệu và đào tạo theo đơn đặt hàng nhằm giải quyết đầu ra cho người học với thu nhập cao và ổn định. Việc phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp, để doanh nghiệp, nhà khoa học cùng ngồi lại với nhau, xây dựng chương trình, giáo trình và doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo như đào tạo kỹ năng, đào tạo song song ngoại ngữ theo chương trình định hướng việc làm ngay từ đầu, làm tặng sự lựa chọn đúng khi người học được định hướng từ đầu”.

Khi sinh viên là nhân tố được thụ hưởng
Trường Đại học Trưng Vương với quyết tâm đổi mới, sáng tạo trong chương trình đào tạo để phù hợp với sự phát triển cung cấp cho xã hội nguồn lao động chất lượng chuẩn với yêu cầu của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội và nhà trường đã tạo nên bước đột phá trong đổi mới sáng tạo nội dung giảng dạy. Các tổ chức chính trị, các doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm trong đào tạo nguồn nhân lực cho chính mình bằng cách đặt hàng đào tạo, tham gia sâu vào quá trình tổ chức đào tạo, góp ý điều chỉnh nội dung giảng dạy gắn kết với thực tiễn giải quyết công việc thực tế.

Tiến sỹ Nguyễn Huy Oanh – Hiệu trưởng trường Đại học Trưng Vương nêu quyết tâm của nhà trường để tạo ra môi trường giáo dục hiện đại, thực tế coi sinh viên là đối tượng được thụ hưởng chất lượng giáo dục đại học tốt nhất.

Trường Đại học Trưng Vương là trường đại học tư thục. Trường được thành lập năm 2010, bắt đầu đào tạo vào năm 2011. Trải qua hơn gần 15 năm hình thành và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, hướng tới là một nơi đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng có chất lượng và uy tín cao, có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học của đất nước.

Hiện tại, trường có 14 chuyên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin, Luật Kinh tế, Thương mại điện tử, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Điều dưỡng, Ngôn ngữ Anh/Trung quốc/ Hàn quốc. Công nghệ Ô tô, Truyền thông đa phương tiện, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng…

Minh Đức
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động