Hà Nội: Tiếp tục ưu tiên, dành nguồn lực đầu tư để bảo đảm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTP Hà Nội đã có 15/18 huyện, thị xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. |
Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, trong quý II/2022, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy, UBND TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình số 04-CTr/TU.
Đến nay, TP Hà Nội đã có 15/18 huyện, thị xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Thạch Thất, Thường Tín, Thanh Oai, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Mê Linh và thị xã Sơn Tây. Các huyện Ứng Hòa, Ba Vì và huyện Mỹ Đức đang bám sát Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, tiến hành hoàn thiện các tiêu chí huyện, phấn đấu trình Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2022.
Cũng theo ông Chu Phú Mỹ, về công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, hiện Hà Nội có 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, riêng huyện Đan Phượng đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
“Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hiện thành phố có 1.649 sản phẩm OCOP (gồm 4 sản phẩm 5 sao, 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao)”, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ thông tin.
Ông Chu Phú Mỹ cho biết, hiện, TP Hà Nội có 1.342 hợp tác xã nông nghiệp. Trong đó, có 60 hợp tác xã nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và theo hướng hữu cơ; 84 hợp tác xã nông nghiệp có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm...
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, toàn TP đã giải quyết việc làm cho trên 118,9 nghìn lao động, đạt 74,3% kế hoạch giao năm 2022, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2021... Tổng kinh phí huy động thực hiện xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm là 3.950 tỷ đồng.
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, những kết quả xây dựng nông thôn mới của các địa phương đã đạt được trong quý II/2022 là rất đáng biểu dương, ghi nhận. Tuy nhiên, theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô. Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, chưa có nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, mô hình liên kết trong sản xuất gắn với tiêu thụ quy mô lớn...
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị, trong 6 tháng cuối năm, các địa phương cần bám sát những chỉ đạo mới của Trung ương về xây dựng Nông thôn mới, nông thôn văn minh, hiện đại. Những định hướng lớn về phát triển nông nghiệp, nông thôn được thể hiện tại Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 55-2022 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, nhìn đến năm 2045”.
Các đơn vị, địa phương tiếp tục ưu tiên, dành nguồn lực đầu tư để bảo đảm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu về đích theo đúng kế hoạch. Cùng với đó, các địa phương tăng cường tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức cho người dân. Qua đó khơi dậy tinh thần đoàn kết, tính trách nhiệm và sự đồng thuận của Nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Mới đây, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị giao ban về kết quả thực hiện chương trình đến hết quý II2022; Nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm trong xây dựng nông thôn mới của Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các quận tiếp tục quan tâm hỗ trợ các huyện đang xây dựng nông thôn mới theo quy định, đặc biệt là các huyện còn nhiều khó khăn và các huyện phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt huyện nông thôn mới năm 2022. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại