Đừng ham rẻ mà “rước” hóa mỹ phẩm giả
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênLực lượng chức năng Hà Nội đang kiểm tra 20 tấn mỹ phẩm nghi hết hạn sử dụng tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội |
Với sự bùng nổ của thương mại điện tử, người tiêu dùng có thể dễ dàng lên mạng xã hội để tìm mua các sản phẩm được bán online. Đặc biệt, nhiều sản phẩm với nhãn hàng nổi tiếng được bán với giá cực rẻ với lý do: “giảm giá tri ân khách hàng”, “sale sập sàn”, “bán tặng các gói hàng bị bom”...
Đơn cử, một lọ nước hoa giá vài triệu được bán với giá 150.000 đồng. Chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn đồng, người tiêu dùng đã sở hữu một bộ mỹ phẩm thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, khi mở ra, chất lượng sản phẩm không như cam kết, người tiêu dùng bị chặn tài khoản khi khiếu nại.
Tháng 7/2024, Đội quản lý thị trường số 22, Cục quản lý thị trường TP Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát Kinh tế, CA quận Bắc Từ Liêm tiến hành kiểm tra đột xuất 5 gian hàng kinh doanh tại khu vực đường Nguyễn Đình Tứ, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 50.000 sản phẩm với tổng khối lượng trên 20 tấn hàng hóa là mỹ phẩm, kem đánh răng trẻ em, dầu gội của nhiều nhãn hàng có dấu hiệu hết hạn sử dụng. Đặc biệt, một lượng lớn hàng là kem đánh răng trẻ em và nhiều mỹ phẩm được tẩy date cũ đã hết hạn sử dụng để in, dập date mới với hạn sử dụng kéo dài vài năm.
Tôi nhận thấy, việc người tiêu dùng chấp nhận dùng hàng hóa mỹ phẩm giá rẻ không rõ nguồn gốc, bán trôi nổi chính là hành vi tiếp tay cho vấn nạn hàng giả, hàng nhái.
Để ngăn chặn tình trạng kinh doanh, sản xuất hóa mỹ phẩm giả, Chính phủ đã ban hàng Nghị định số 98. Trong đó, hành vi sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả có thể bị xử phạt từ 100 – 140 triệu đồng (tăng gấp hai lần so với mức phạt trước đây). Tuy nhiên, theo tôi, cần phải tăng thêm chế tài xử phạt để ngăn chặn triệt để vấn nạn hóa mỹ phẩm giả vì mức phạt như hiện nay vẫn nhỏ so với lợi nhuận khủng của các đối tượng làm ăn phi pháp.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại