Thứ bảy 23/11/2024 16:33

Điều gì khiến lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn vẫn là câu hỏi lớn suốt hàng trăm năm qua?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH) - Dù đã cố gắng khai quật để giải mã những bí ẩn bên trong ngôi mộ của vị vua vĩ đại nhất triều Nguyên, thế nhưng người ta vẫn phải bỏ cuộc vì quá nhiều chuyện thần bí xảy ra và địa điểm an nghỉ thực sự của vị hoàng đế này vẫn chưa lộ dấu vết thực sự...

Triều đại duy nhất có khu lăng mộ hoàng đế chưa được phát hiện

Các hoàng đế thời xưa cho xây dựng lăng mộ như một cách để được hậu thế tưởng nhớ đến. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Thập Tam Lăng triều Minh (lăng mộ 13 vua đời Minh), lăng tẩm triều Thanh… đều là những nơi mai táng hoàng đế sau khi chết. Sự rộng lớn quy mô của lăng mộ Tần Thủy Hoàng cùng với rất nhiều vật chôn theo cũng khiến người đời sau kinh ngạc, tán thán không thôi. Tuy vậy, chỉ có lăng mộ của các hoàng đế triều Nguyên trước sau vẫn nằm trong vòng bí ẩn. Thành Cát Tư Hãn (Thiết Mộc Chân) là nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, người đưa Mông Cổ từ một bộ lạc sống trên thảo nguyên trở thành một vương triều hùng mạnh – Triều Nguyên. Vì vậy, cuộc đời và những thứ liên quan đến Thành Cát Tư Hãn cũng được dư luận quan tâm khá nhiều, trong đó có lăng mộ của ông. Khác với nhiều triều đại, chế độ mai táng của Triều Nguyên luôn đặt sự bí mật lên hàng đầu. Do đó, tất cả các lăng tẩm của hoàng đế đều được thống nhất: “Không đánh dấu, không ghi chép, không công bố phương thức an táng. Vì thế, đến nay không ai biết mộ thật sự của ông ở đâu và bên trong đó chứa bí ẩn gì”.

Mùa thu năm 2002, một đoàn khảo cổ đến từ Mỹ từng tuyên bố họ đã tìm thấy huyệt mộ Thành Cát Tư Hãn. Lần khai quật đó thu hút được vô số nhà khoa học thế giới cũng như các nhà đầu tư. Họ được trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại cũng như đồ nghề để tiến hành công việc. Tuy nhiên, những nhà khảo cổ này đã bỏ cuộc sau khi chứng kiến hàng loạt chuyện kỳ lạ xảy ra sau đó. Bên trong khu lăng mộ Thành Cát Tư Hãn có một bức tường dài 3,2 km. Trên tường có vô số rắn độc lúc ẩn lúc hiện, tấn công họ khiến nhiều người trong đoàn bị thương. Thậm chí, người ta còn không thể xác định được những con rắn độc này có từ bao giờ và tại sao lại hiện ra một cách thần kỳ như vậy. Ngoài ra, những chiếc ô tô đỗ trên sườn núi của họ bất ngờ lao nhanh xuống dưới mà không hề có lực nào tác động vào, vô cùng kỳ quái. Trải qua vài lần tấn công như vậy, cả đoàn đều vô cùng sợ hãi và cho rằng đang bị một thế lực thần bí nào đó uy hiếp. Vì vậy, đoàn khảo cổ quyết định rút khỏi Mông Cổ, bí mật bên trong lăng mộ Thành Cát Tư Hãn cũng bị gác lại, và không ai có thể xác nhận đây có phải là lăng mộ thật sự của Thành Cát Tư Hãn hay không.

Khu lăng tẩm của Thành Cát Tư Hãn xây dựng trên một mảnh thảo nguyên rộng lớn ở khu tự trị Mông Cổ thực chất chỉ là mộ giả. Bên trong có quan tài, quần áo cùng một số vật dụng, nhưng không có di hài Thành Cát Tư Hãn. Vì vẫn chưa tìm thấy xác vị vua dựng nước của triều Nguyên nên người ta mới xây dựng khu lăng này. Ngoài ra, cũng có giả thiết cho rằng, do không thể bước vào lăng mộ thật nên khu lăng mộ giả mới được xây dựng. Tới nay, ngôi mộ được xem như nơi để người ta hoài niệm về Thành Cát Tư Hãn. Bằng chứng duy nhất về sự xuất hiện của ông tại đây là một nhúm lông lạc đà hơn 100 năm lịch sử. Hiện giới khảo cổ vẫn đang tranh cãi về nơi chôn cất thi hài Thành Cát Tư Hãn. Có 3 địa điểm được đưa ra là núi Linh Vũ thuộc khu tự trị Hồi Ninh Hạ, núi Lục Bàn thuộc khu tự trị Hồi Ninh Hạ và huyện Thanh Thủy tỉnh Cam Túc. Dù vậy, tất cả mới chỉ là phỏng đoán, vị trí thật sự đặt mộ Thành Cát Tư Hãn ở đâu vẫn là một câu hỏi lớn cần giải đáp. Thậm chí, lăng mộ Thành Cát Tư Hãn còn được coi là bí ẩn hơn cả mộ Tần Thủy Hoàng.

Anh 1
Trên thực tế khu lăng mộ, nơi tưởng niệm Thành Cát Tư Hãn vào thời điểm hiện tại chỉ là khu lăng mộ giả mà thôi. ẢNH TƯ LIỆU



Lý do khiến lăng mộ Thành Cát Tư Hãn trở nên bí ẩn

Trong quyển “Thảo Mộc Tử” của Diệp Tử Kỳ sống vào thời nhà Minh có ghi chép lại: Sau khi hoàng đế triều Nguyên băng hà, “lấy một đoạn của thân cây lớn chẻ làm đôi, đục rỗng bên trong, kích cỡ lớn như hình người làm quan tài, đặt di thể vào trong đó, rồi quét sơn. Sau khi mọi việc xong xuôi, lấy vàng đúc thành ba sợi dây, quấn chặt ba vòng (hai đầu và chính giữa)”. Người ta đào một cái hố sâu, cho quan tài vào đó chôn cất, “điều khiển hàng vạn con ngựa dẫm đạp cho bằng phẳng. Giết chết lạc đà con ở trên nấm mộ, khu mộ được hàng nghìn kỵ binh trông coi. Năm sau cỏ xanh mọc lên, mọi người gỡ bỏ lều vải rời đi. Lúc này mặt đất đã bằng phẳng, người khác nhìn vào cũng khó mà nhận ra được”. Năm đó, khi Thành Cát Tư Hãn qua đời chính là đã dùng loại phương thức mai táng này.

Theo ghi chép, sau khi Thành Cát Tư Hãn bệnh mất ở Ninh Hạ, di thể của ông được đưa đến nơi nào đó dưới núi Khentii, sa mạc phía Bắc, trên mặt đất có đào một cái hố sâu bí mật chôn cất. Di thể của ông được đặt trong quan tài gỗ được làm từ khúc gỗ lớn mà phần giữa của khúc gỗ đã được nạo sạch. Chiếc quan tài gỗ được đưa xuống, lấy đất lấp lại, sau đó “vạn con ngựa đạp bằng mặt đất“. Vì không để cho người ngoài nhìn ra dãy vết tích đã từng đào bới, còn phải dùng lều vải bao vây toàn bộ khu vực chung quanh lại, đợi đến khi lớp cỏ trên mặt nơi chôn cất đã mọc xanh rì, không khác gì với cỏ xanh chung quanh, mới dọn lều vải rời khỏi, như vậy địa điểm chôn cất sẽ không bị tiết lộ nữa. Đó chính là lý do vì sao cho đến nay, lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn vẫn chưa từng được phát hiện sau gần 800 năm kể từ thời điểm ông qua đời.

Anh 2
Thành Cát Tư Hãn được mệnh danh là "bá chủ vũ trụ" vì khả năng quân sự tài tình của ông. ẢNH TƯ LIỆU

Sau khi hoàn thành mọi thủ tục, người Mông Cổ sẽ giết chết một con lạc đà con ở trên bề mặt ngôi mộ, lúc này, lạc đà mẹ được dẫn đi cùng với lạc đà con này sẽ vô cùng đau đớn lớn tiếng kêu lên, đồng thời nhớ rõ địa điểm nơi này. Năm sau khi đến tế bái, dắt theo con lạc đà mẹ này đến, ở nơi giết chết con lạc đà con, lạc đà mẹ sẽ đau đớn chảy nước mắt. Như vậy, những người đến tế bái có thể tìm được địa điểm chính xác của mồ mả.

Trước khi nhà Nguyên thành lập, người Mông Cổ vốn có tập tục chôn cất độc đáo của riêng mình, đặc điểm này là giản tiện việc mai táng. Người Mông Cổ vốn là tộc người du mục sống trên thảo nguyên, họ vốn không có nơi ở cố định, lối sống khá đơn giản thực dụng. Đặc biệt là người Mông Cổ trong những năm mở rộng chiến tranh trên quy mô lớn, nghi thức chôn cất lại càng trở nên đơn giản hơn bất cứ lúc nào. Khi chôn cất, họ để cho người chết ngồi ở chính giữa chiếc lều vải được dùng khi còn sống, chung quanh là những người cúng tế vây quanh tiến hành cầu nguyện, vật chôn theo gồm có ngựa, cung tên và chiếc bàn có bày biện thịt sữa, sau cùng đều cho vào trong nấm đất. Mục đích là để người chết khi đến sinh sống ở một thế giới khác thì có lều vải để ở, có ngựa để cưỡi, có thịt để ăn và có sữa để uống. Sau khi Hốt Tất Liệt dựng nên nhà Nguyên, thực hành theo luật pháp người Hán, cũng dần dần chịu ảnh hưởng của tập tục chôn cất của người Hán, bắt đầu sử dụng quan tài gỗ trong việc an táng, nhưng quan tài gỗ được dùng cũng không giống như của người Hán. Người chết sau khi được đưa vào quan tài, hai miếng quan tài dính liền với nhau, lại được trở thành một khúc gỗ tròn, sau đó “lấy đinh sắt đóng chặt lại“.

Dù đã vào làm chủ Trung Nguyên, người Mông Cổ nhập liệm vẫn đơn giản, tằn tiện giống như trước, áo liệm phần nhiều vẫn là quần áo thường ngày hay mặc, vật dụng chôn theo cũng vẫn rất ít, phần nhiều là các món vũ khí mà người chết yêu thích lúc còn sống, ví như những thứ cung tên, đao kiếm… Dù vậy, hoàng đế triều Nguyên sau khi băng hà, so với hoàng tộc và giới quý tộc thông thường vẫn có khác biệt đôi chút. Sau khi hoàng đế băng hà trước tiên cần có một nghi thức an táng, vật chôn theo cũng phải nhiều hơn một chút. Chỉ là trong khi chôn cất di thể hoàng đế không cho phép quan viên người Hán tham gia, cũng sẽ không xây dựng những công trình kiến trúc quy mô lớn trên mặt đất, không lập miếu thờ công đức và bia mộ, mọi thứ nhìn vào đều rất đơn giản. Ngoài ra vì để không lưu lại những manh mối và dấu vết có thể khiến những tên trộm đào mộ phát hiện được, những ghi chép về địa điểm an táng cũng rất ít ỏi, đến nỗi khiến người ta cảm thấy nhà Nguyên vốn không hề tồn tại lăng mộ hoàng đế. Những ghi chép không hoàn chỉnh và biên tạo có mục đích khiến người đời sau rất khó lý giải chân tướng về phương diện này. Đây có thể chính là nguyên do hoàng đế triều Nguyên không có lăng mộ. Hoặc giả có lăng mộ nhưng với cái cách mà người Nguyên Mông mang tới cho phong tục chôn cất của mình thì cũng khiến cho thế hệ sau khó mà phát hiện ra mà thôi.

Thái Yên / PL&XH

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nga lấy lại vị thế số 1 tại châu Âu sau hai năm

Nga lấy lại vị thế số 1 tại châu Âu sau hai năm

Tháng 9/2024 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi Nga lần đầu tiên kể từ năm 2022 trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt hàng đầu cho Liên minh châu Âu (EU).
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương để đối phó với thách thức toàn cầu

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương để đối phó với thách thức toàn cầu

Ngày 17/11, tại Lima (Peru), lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã đưa ra Tuyên bố chung Machu Picchu sau Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31.
Sập ngôi nhà 4 tầng khiến 5 người tử vong

Sập ngôi nhà 4 tầng khiến 5 người tử vong

Lực lượng cứu hộ Tanzania cho biết ít nhất 5 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong vụ sập tòa nhà bốn tầng xảy ra ngày 16/11 ở trung tâm Dar es Salaam.
Ukraine sẽ nhận thất bại nếu Mỹ đưa ra quyết định này

Ukraine sẽ nhận thất bại nếu Mỹ đưa ra quyết định này

Tổng thống Ukraine - Volodymyr Zelensky ngày 19/11 đưa ra cảnh báo nghiêm trọng rằng nước này có nguy cơ thất bại trong cuộc chiến với Nga nếu Washington ngừng viện trợ quân sự.
Nga bất ngờ đưa ra điều kiện để chấm dứt xung đột với Ukraine

Nga bất ngờ đưa ra điều kiện để chấm dứt xung đột với Ukraine

Phía Nga đã bất ngờ lên tiếng rằng sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán chấm dứt xung đột với Ukraine với một điều kiện tiên quyết.
Vấn đề ưu tiên hàng đầu trong đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine

Vấn đề ưu tiên hàng đầu trong đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine

Trong bối cảnh căng thẳng tại Ukraine ngày càng leo thang, vấn đề an ninh đang nổi lên như một yếu tố quyết định trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Nga và Ukraine.
"Ông trùm" ngành dầu mỏ Singapore bị kết án hơn 17 năm tù

"Ông trùm" ngành dầu mỏ Singapore bị kết án hơn 17 năm tù

Ngày 18/11, Lim Oon Kuin, nhà sáng lập công ty dầu mỏ nổi tiếng Singapore Hin Leong, đã bị tòa án tuyên án 17 năm 6 tháng tù giam với các tội danh lừa đảo ngân hàng và giả mạo giấy tờ.
Trung Quốc công bố tiêm kích tàng hình mới J-35A

Trung Quốc công bố tiêm kích tàng hình mới J-35A

Trung Quốc vừa công bố hình ảnh và thông tin về mẫu tiêm kích tàng hình J-35A, chuẩn bị ra mắt công chúng tại Triển lãm Hàng không Trung Quốc sắp tới.
Trung Quốc khuyến khích sinh con, đối phó với khủng hoảng dân số

Trung Quốc khuyến khích sinh con, đối phó với khủng hoảng dân số

Trước tình trạng tỷ lệ sinh giảm đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu dân số và kinh tế, Trung Quốc đã công bố các biện pháp mới nhằm khuyến khích người dân sinh con.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động