Thứ năm 02/05/2024 04:47
Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Hội đồng PBGDPL TP Hà Nội

Đề xuất nhiều giải pháp mới trong công tác tuyên truyền pháp luật ở Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 27/7, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm.
Đề xuất nhiều giải pháp mới trong công tác tuyên truyền pháp luật ở Hà Nội
Đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

Đồng tình cao với dự thảo báo cáo

Đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Hà Nội chủ trì Hội nghị.

Tại Hội nghị, bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Hà Nội đã thông qua Quy chế hoạt động của Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Hà Nội và phân công nhiệm vụ các thành viên Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Hà Nội; trình bày báo cáo tóm tắt đánh giá kết quả công tác tuyên truyền PBGDPL 6 tháng đầu năm 2022 và Dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”; Triển khai Kế hoạch số 185/KH-UBND ngày 1/7/2022 của UBND TP về tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

Các đại biểu cũng đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo sơ kết công tác PBGDPL, hoà giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội 6 tháng đầu năm 2022; thảo luận cho ý kiến về việc phát ấn phẩm PL&XH thuộc báo KT&ĐT cho các tổ hoà giải trên địa bàn TP Hà Nội khi kết thúc tổng kết Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” trên địa bàn TP Hà Nội;

Thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” trên địa bàn TP Hà Nội; thảo luận cho ý kiến giải pháp nâng cao hiệu hiệu quả công tác PBGPPL trong giai đoạn hiện nay và định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác PBGDPL trong 6 tháng cuối năm.

Theo đó, bà Phạm Thị Thanh Hương nêu, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn TP 6 tháng đầu năm 2022 có sự điều chỉnh kịp thời, linh hoạt bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và TP để tham mưu UBND TP xây dựng, ban hành các văn bản và triển khai theo đúng nhiệm vụ đã đề ra.

Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Hà Nội đã tích cực, chủ động, sáng tạo triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung đáp ứng phục vụ nhiệm vụ kinh tế - xã hội của TP, đặc biệt là tuyên truyền, PBPGPL về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh Covid -19 phù hợp với từng nhóm đối tượng mang lại hiệu quả cao, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật nói chung, về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nói riêng của cán bộ và Nhân dân Thủ đô.

Các đơn vị cấp Thành phố tích cực tuyên truyền pháp luật trong 6 tháng đầu năm 2022 gồm: Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội, Liên đoàn Lao động Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP, Thành Đoàn Hà Nội, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Hội Luật gia TP; Sở Tư pháp TP, Công an TP, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông.

30/30 quận, huyện, thị xã đều tích cực tuyên truyền pháp luật và các văn bản pháp luật của Trung ương và TP. Các đơn vị đã tích cực tuyên truyền 6 tháng đầu năm gồm: Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Long Biên, Cầu Giấy, thị xã Sơn Tây, Quốc Oai, Gia Lâm, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh, Chương Mỹ, Thường Tín.

Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật

Tại Hội nghị, các ý kiến thể hiện sự nhất trí cao với dự thảo báo cáo tóm tắt đánh giá kết quả công tác tuyên truyền PBGDPL 6 tháng đầu năm 2022. Trong đó, ông Đàm Văn Huân, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP bày tỏ sự quan tâm đến việc mở rộng loa phường, coi đây là cách thức sử dụng tuyên truyền pháp luật. Ở nhiều địa phương, Nhân dân mong muốn được đón nghe, tuy nhiên, cũng có ý kiến trái chiều. “Việc lấy ý kiến Nhân dân thông qua loa phường là cần thiết, phù hợp với pháp luật về quyền giám sát trực tiếp của Nhân dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam" - ông Huân nhấn mạnh.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Sỹ, Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội cho hay, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 200/KH-UBND về thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% đài truyền thanh cấp xã có dây, không dây FM chuyển đổi sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông. Ông Sỹ cho hay, sẽ dùng Sim, không dùng dây và thay thế dần; thông tin được lưu trong băng đĩa in sẵn, cứ đến giờ là phát.

Nêu ý kiến tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội nói, đề nghị phương hướng 6 tháng cuối năm, Hội đồng tập trung tuyên truyền những dự án luật mới như: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. “Tôi nhất trí việc các thành viên Hội đồng có đánh giá tính hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL, trong đó, quan tâm đến công tác biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể thực hiện tốt, có hiệu quả, có tính lan toả” – bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ nêu.

Cũng theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội, 6 tháng cuối năm, Hội sẽ tập trung tuyên truyền pháp luật nhân hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), tập trung tuyên truyền Ngày quốc tế trẻ em gái (11/10), Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11). Trong tháng 7, Hội có chuỗi hoạt động tuyên truyền về phòng, chống mua bán người.

Đồng quan điểm, bà Dương Thị Hằng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân TP Hà Nội khẳng định, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, TP đã linh hoạt điều chỉnh, đổi mới tuyên truyền. Với Hội Nông dân TP Hà Nội (gồm 500.000 hội viên, ở 18 huyện, thị xã) đã tập trung giới thiệu Luật Hoà giải ở cơ sở, Luật Đất đai (SĐ), Luật An toàn thực phẩm và truyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến giải phóng mặt bằng.

Bà Hằng phát biểu, kinh phí bồi dưỡng cho thành viên tổ hoà giải còn thấp. Do đó, cần khảo sát để đánh giá lại từ thực tế công tác hoà giải cơ sở. Đề nghị quan tâm thêm vấn đề kiểm tra, có những đợt đi kiểm tra kỹ hơn ở hoạt động PBGDPL.

Ông Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội, bày tỏ, 6 tháng cuối năm, Hội đồng cần tổ chức tuyên truyền các chính sách liên quan đến Luật Thủ đô (SĐ), Luật Đất đai (SĐ)… đang lấy ý kiến Nhân dân với nhiều điểm mới. “Vấn đề thù lao cho hoà giải viên, pháp luật quy định rõ. Nhưng Nghị định lại hướng dẫn, căn cứ vào thực tế để chi. Do đó, có sự áp dụng không thống nhất giữa các địa phương. Tôi nghĩ rằng, hoà giải không thành đi lại vất vả nhưng lại không được hưởng thù lao là bất cập…” – ông Tuyến nêu.

Đề xuất nhiều giải pháp mới trong công tác tuyên truyền pháp luật ở Hà Nội
Tại Hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến chất lượng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội, trình bày, Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã tham gia nhiều buổi tập huấn cho hoà giải viên cơ sở. Để nâng cao kỹ năng hoà giải của hoà giải viên, cần phải tổ chức tập huấn và cung cấp tài liệu. Ông Hà cho rằng, nếu trong 1 xã, phường mà có 1, 2 luật sư hỗ trợ công tác hoà giải thì hiệu quả hoà giải sẽ tốt hơn.

Ông Hà khẳng định, hiện, tập huấn kỹ năng hoà giải chỉ tập trung đến hoà giải viên, ít quan tâm tuyên truyền cho người dân. Nếu tuyên truyền cho cả 2 đối tượng thì sẽ đạt được mục tiêu kép. Được phân tích lợi ích của công tác hoà giải, người dân sẽ lựa chọn hoà giải thay vì khiếu nại hay kiện ra Toà án.

6 tháng cuối năm, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tập trung tuyên truyền cho đối tượng học sinh, sinh viên về phòng, chống bạo lực học đường, Luật An ninh mạng; đẩy mạnh giới thiệu đến Nhân dân Luật Bảo vệ môi trường (phân loại rác), Luật Đất đai (SĐ)…

3 nhóm vấn đề cần thực hiện

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Hà Nội Lê Hồng Sơn tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu và chỉ đạo, Sở Tư pháp TP Hà Nội, cơ quan thường trực của Hội đồng, bổ sung những đề xuất, kiến nghị mới được nêu tại Hội nghị để hoàn thiện dự thảo báo cáo.

Với khó khăn, vướng mắc về thể chế, TP có thể vận dụng chính sách đặc thù trong phạm vi thẩm quyền, Sở Tư pháp TP Hà Nội chủ động rà soát, đánh giá, đề xuất sửa đổi chính sách.

Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Hà Nội nêu 3 nhóm vấn đề cần thực hiện:

Nhóm thứ nhất, các đề án, kế hoạch mà thành phố có văn bản chỉ đạo (Sở Tư pháp TP Hà Nội: 2 kế hoạch, 1 đề án; Công an TP Hà Nội: 2 kế hoạch; Sở Giáo dục Hà Nội: 1 kế hoạch; Sở Xây dựng Hà Nội: 1 kế hoạch; Thanh tra TP Hà Nội: 1 đề án, Hội Luật gia: 1 kế hoạch) và 3 đề án bổ sung cần thực hiện (Hội LHPN Hà Nội: 1 đề án; Hội Cựu Chiến binh: 1 đề án; Đài PT-TH Hà Nội: 1 đề án).

Nhóm thứ 2, tuyên truyền các văn bản, quy định mới của Quốc hội, Bộ, ngành, UBND TP Hà Nội như: Luật Bảo vệ môi trường (phân loại rác…), Luật Đất đai (SĐ), Luật Thủ đô (SĐ)… Ngoài ra, tập trung tuyên truyền: Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

“Luật Thủ đô (SĐ) có nhiều chính sách mới, như vấn đề quy hoạch TP, điều chỉnh quy hoạch TP... cần tuyên truyền để Nhân dân nắm được, đồng thuận ủng hộ và Dự án đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội... cần tuyên truyền những lợi ích khi thực hiện dự án. Ngoài ra, cần tập trung tuyên truyền công tác cải cách hành chính, dịch vụ công trực tuyến của Hà Nội” – đồng chí Lê Hồng Sơn nêu.

Thứ 3, xây dựng nhóm tài liệu tuyên truyền, tổ chức nhóm chuyên gia, tổ biên tập để xây dựng bộ cẩm nang tuyên truyền pháp luật với nhiều hình thức phát tới đội ngũ cán bộ hoà giải cơ sở.

Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Hà Nội nhấn mạnh, cần kết hợp kế hoạch tổng kết với kiểm tra; trong đó, chú trọng kiểm tra việc thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” để xây dựng đề án mới.

Về tính hiệu quả của việc phát hành ấn phẩm Pháp luật và Xã hội (PL&XH) miễn phí đến các tổ hoà giải cơ sở, phát biểu tại Hội nghị, bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Hà Nội nhấn mạnh, ấn phẩm PL&XH là kênh thông tin tuyên truyền hiệu quả công tác hoà giải ở cơ sở, đồng thời làm cẩm nang cho đội ngũ cán bộ tư pháp, hoà giải viên. Với cách tuyên tuyền pháp luật đa dạng, phong phú, đa chiều, bạn đọc, đặc biệt là hoà giải viên, tìm thấy ở ấn phẩm nguồn cung cấp tri thức về pháp luật, kĩ năng hòa giải, trao đổi kinh nghiệm qua các vụ việc thực tế. Việc cấp phát ấn phẩm PL&XH miễn phí tới các hoà giải viên là rất hiệu quả.

Bộ máy chính quyền đã gọn nhẹ hơn, hoạt động nhanh nhạy, thông suốt hơn
Triển khai ngay các bước thực hiện Dự án Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô
Người dân, doanh nghiệp phải thực sự được thụ hưởng lợi ích của Đề án 06
Nhật Nam - Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cống hiến thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Cống hiến thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, năm 18 tuổi, ông Nguyễn Xuân Tứ (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội) lên đường nhập ngũ, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đứng giữa khó khăn, gian khổ, sự sống và cái chết gần kề nhưng ông và đồng đội, trong đó có nhiều người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội vẫn giữ khí phách kiên trung, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ với báo chí những kỳ vọng và mục tiêu của Việt Nam đối với sự kiện này.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 4/2024

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 4/2024

Tăng cường các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm; tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 4/2024.
Hà Nội giữ nguyên các quận, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm

Hà Nội giữ nguyên các quận, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm

UBND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, mà vẫn giữ nguyên 30 quận, huyện, thị xã như hiện nay.
Cần có quy định về khai thác hai bên dòng sông

Cần có quy định về khai thác hai bên dòng sông

Giáo sư, tiến sĩ Hoàng Văn Cường - đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có các quy định về khai thác các dòng sông theo hướng quy định về căn cứ hình thành các hành lang gồm: hành lang mặt nước bảo vệ dòng chảy thường xuyên; quy định hành lang thoát lũ vào mùa lũ; hàng lang bảo vệ để ngăn lũ. Có như thế, các dòng sông chảy qua địa bàn Thủ đô mới trở thành các trục cảnh quan, không gian phát triển.
Chăm lo toàn diện cho người lao động Thủ đô

Chăm lo toàn diện cho người lao động Thủ đô

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn TP Hà Nội, các cấp Công đoàn đã thực hiện tốt chức năng chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ).
Hà Nội gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Hà Nội gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Ngày 4/5, Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân với sự tham dự của 245 đại biểu, đại diện cho hơn 2.000 chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ của TP Hà Nội.
Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Từ phim truyện “Ký ức Điện Biên” đến phim tài liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ”, “Ký ức những người truyền lửa”, “Đồng hành cùng lịch sử”,… đã tái hiện những thước phim hào hùng về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” tới đông đảo công chúng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động