Thứ tư 06/11/2024 00:19

Để việc triển khai Luật Thủ đô 2024 đảm bảo đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả...

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 11/10/2024, Thành uỷ Hà Nội tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô số 39/2024/QH15. Phó Bí thư Thành uỷ, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị.
Để việc triển khai Luật Thủ đô 2024 đảm bảo đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả...
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Khánh Huy

Đạo Luật rất quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội, quy định rõ hơn vai trò của Thủ đô

Dự tại điểm cầu TP Hà Nội có Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP; các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực HĐND, UBND, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP…

Cùng đại biểu cơ quan Trung ương, TP; các chuyên gia, nhà khoa học xây dựng Luật Thủ đô; đại diện các tổ chức và cá nhân được khen thưởng do có thành tích đột xuất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, xây dựng, ban hành Luật Thủ đô; các cơ quan báo chí, truyền thông đại diện các Sở, ban, ngành TP.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu thành phố đến các sở, ban, ngành của TP; 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, ngày 28/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 (trong đó có 5 nội dung có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025).

Đây là đạo Luật rất quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội, quy định rõ hơn về vị trí, vai trò của Thủ đô và những cơ chế, chính sách đặc thù trong việc xây dựng, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Qua đó tạo thể chế thuận lợi, mở đường, khơi thông mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến – Văn minh – Hiện đại" theo Nghị quyết số 15 ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị.

Thay mặt lãnh đạo TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh trân trọng cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành Trung ương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, định hướng các cơ chế, chính sách lớn cho việc triển khai xây dựng Luật Thủ đô; các đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các tỉnh, TP trong cả nước, các chuyên gia, nhà khoa học… đã dành tình cảm, quan tâm, ủng hộ và tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho việc xây dựng, hoàn thiện Luật Thủ đô.

Đặc biệt là sự hỗ trợ, giúp đỡ rất tích cực, hiệu quả của Bộ Tư pháp, Uỷ ban pháp luật của Quốc hội trong suốt quá trình xây dựng Luật, trình Quốc hội thông qua, ban hành Luật Thủ đô thời gian vừa qua.

Để việc triển khai Luật Thủ đô 2024 đảm bảo đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả...
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu TP Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải

Theo Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh, sau khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ, Thành uỷ, HĐND, UBND TP đã ban hành nhiều kế hoạch, văn bản để chỉ đạo triển khai thi hành Luật Thủ đô. Cụ thể: Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô; xây dựng các văn bản để tổ chức thi hành Luật; Rà soát hệ thống văn bản của TP và theo dõi việc thi hành pháp luật và rất nhiều nhiệm vụ khác có liên quan.

“Khối lượng công việc cần triển khai thực hiện là rất lớn và phức tạp, do Luật Thủ đô có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, nhiều quy định mới so với hệ thống pháp luật hiện hành. Từ đó yêu cầu đặt ra là các cấp, ngành, mỗi cán bộ, công chức của TP phải nắm vững tư tưởng, quan điểm, tinh thần của Luật Thủ đô; hiểu rõ được các quy định cụ thể cũng như mối quan hệ giữa các quy định của Luật Thủ đô trong tổng thể chung của hệ thống pháp luật”- Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh.

"Qua hội nghị này, tôi mong muốn và tin tưởng rằng các các cấp, ngành, mỗi cán bộ, công chức, viên chức của TP sẽ hiểu rõ, nắm vững hơn những tư tưởng, quan điểm cũng như các quy định cụ thể của Luật Thủ đô. Qua đó, giúp TP triển khai thi hành Luật một cách đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả theo đúng kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Trung ương và TP” – Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh.

Tạo không gian pháp lý mới cho Thủ đô, trao cho Hà Nội một dư địa cởi mở để TP phát triển xứng tầm

Giới thiệu những điểm mới của Luật Thủ đô 2024, Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội Nguyễn Phương Thủy khẳng định, các quy định trong kế thừa được nâng cấp, đưa lên tầm mới. Là đạo Luật phân quyền, tạo không gian pháp lý mới cho Thủ đô; trao cho Hà Nội một dư địa cởi mở để TP sáng tạo, đáp ứng sự sự phát triển của Thủ đô trong giai đoạn mới.

Để việc triển khai Luật Thủ đô 2024 đảm bảo đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả...
Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội Nguyễn Phương Thủy giới thiệu những điểm mới của Luật Thủ đô 2024. Ảnh: Khánh Huy

Sau khi Luật được thông qua, nhiều quy định trở thành hình mẫu để các địa phương tham khảo, ví như quy định về thử nghiệm có kiểm soát. Trước đó, quy định về thử nghiệm có kiểm soát được đề cập trong Nghị quyết số 98/NQ-QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh. Hiện, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cũng có điều tương tự.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội Nguyễn Phương Thủy nhấn mạnh, đây là đạo luật có tinh đa ngành và áp dụng trên địa bàn Hà Nội nên chỉ tập trung một số cơ chế chính sách đang là điểm nghẽn. Các vấn đề khác, thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật nên không tách biệt, không thay thế các Luật khác.

“Làm sao để Luật Thủ đô 2024 đảm bảo tính đặc thù, vượt trội vẫn đảm bảo tính thống, nhất đồng bộ có liên quan trong quy định của pháp luật nói chung. Đây là bài toán vô cùng thách thức cho cơ quan soạn thảo trong suốt quá trình xây dựng Luật. Hiện, nhiều nội dung đang được giao Chính phủ, HĐND TP Hà Nội tiếp tục cụ thể hoá. Đây là điểm quan trọng trong việc ban hành Luật”- bà Nguyễn Phương Thuỷ nêu.

Cũng theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội, Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội chính thức thông qua gồm 7 Chương, 54 Điều (tăng 3 Chương, 27 Điều so với Luật Thủ đô 2012). Về áp dụng Luật Thủ đô, lần sửa này, Luật thiết kế điều riêng (Điều 4), trong đó có quy định áp dụng ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô: “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Thủ đô và luật, nghị quyết khác của Quốc hội về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Luật Thủ đô, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.

Luật Thủ đô 2024 có những nội dung trọng tâm, nổi bật như: tổ chức chính quyền ở Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đặc biệt, Luật phân quyền mạnh mẽ cho TP Hà Nội, giúp chính quyền TP chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong đó, có quy định một số nội dung đặc thù như: HĐND TP được chủ động trong việc quyết định thành lập, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP, xác định số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức khi đáp ứng một số điều kiện được quy định tại Luật này...

Luật có những chương mới: Chương III (Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô) với các quy định mới về quản lý, sử dụng không gian ngầm; phát triển các khu công nghệ cao;thử nghiệm có kiểm soát; phát triển y tế và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân; phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng (TOD); biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn xã hội…

Chương IV (tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô): huy động nguồn tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô; sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô; đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách Nhà nước; thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng; thu hút nhà đầu tư chiến lược; ưu đãi đầu tư.

Chương V (liên kết, phát triển vùng): mục tiêu, nguyên tắc liên kết, phát triển vùng; nguồn vốn đầu tư chương trình, dự án liên kết phát triển vùng; trách nhiệm của Bộ, ngành và các địa phương tham gia vào chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng.

"Có thể nói, Luật mở ra “kỷ nguyên mới” trong phát triển hạ tầng giao thông Hà Nội theo hướng cho phép đầu tư phát triển đường sắt đô thị được ưu tiên áp dụng mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng), bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vững. Trong khu vực TOD, TP được thu và sử dụng 100% tiền thu đối với một số khoản thu để tái đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng" - Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội Nguyễn Phương Thủy bày tỏ.

Để việc triển khai Luật Thủ đô 2024 đảm bảo đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả...
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn trao tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, ban hành Luật Thủ đô năm 2024 (trong đó có tập thể Báo Kinh tế & Đô thị)

Nhân dịp này, UBND TP Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 36 tập thể, 79 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, ban hành Luật Thủ đô năm 2024 (trong đó có tập thể Báo Kinh tế & Đô thị).

Thời gian qua, Báo Kinh tế & Đô thị, các chuyên trang, ấn phẩm của Báo đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền quá trình xây dựng và thông qua, và đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống. Thực hiện các kế hoạch của UBND TP Hà Nội, Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Hà Nội về truyền thông Luật Thủ đô (sửa đổi), Báo Kinh tế & Đô thị đã ban hành kế hoạch năm và kế hoạch đợt cao điểm tuyên truyền Luật Thủ đô (sửa đổi).

Trên cơ sở đó, Báo Kinh tế & Đô thị, ấn phẩm Pháp luật và Xã hội cùng các chuyên trang điện tử của Báo đã đăng tải trên 1.000 tin, bài, video, Podcast phản ánh quá trình xây dựng Dự thảo Luật và đưa ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, Nhân dân đóng góp vào Dự thảo Luật. Cùng với đó, Báo tổ chức hội thảo khoa học, các toạ đàm, talkshow truyền hình về Luật Thủ đô (sửa đổi), được UBND TP Hà Nội và dư luận đánh giá cao.

Phối hợp với các tỉnh đề xuất, triển khai phát triển vùng
Chuẩn bị tốt nhất cho việc triển khai thi hành Luật
Nhật Nam - Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sáng 4/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sinh hoạt chuyên đề về cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; quán triệt, tiếp tục triển khai các quy định quan trọng của T.Ư và TP Hà Nội.
Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Trưa 30/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Riyadh, Ả-rập Xê-út, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Đầu tư Ả-rập Xê-út Khalid bin Abdulaziz Al-Falih.
“Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”

“Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”

Ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt và 4 quan chức cao cấp của Indonesia, Australia, Anh và EU đã có các phát biểu dẫn đề quan trọng định hướng thảo luận choHội thảo.
Đại biểu đề nghị phân bổ vốn từ ngân sách đầu tư cho các cơ sở y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị phân bổ vốn từ ngân sách đầu tư cho các cơ sở y tế và giáo dục

Thảo luận tại Hội trường, đại biểu đề nghị cân nhắc lại việc phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho các cơ sở y tế và giáo dục...
Phổ biến Luật Thủ đô tới mọi tầng lớp Nhân dân

Phổ biến Luật Thủ đô tới mọi tầng lớp Nhân dân

Hội đồng phối hợp PBGDPL TP Hà Nội xây dựng tài liệu giới thiệu Luật Thủ đô nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng Luật Thủ đô tới mọi tầng lớp Nhân dân Hà Nội.
Đề xuất đưa nhóm lao động phi chính thức vào nhóm đối tượng ưu tiên về chính sách

Đề xuất đưa nhóm lao động phi chính thức vào nhóm đối tượng ưu tiên về chính sách

Đại biểu cho rằng, cần đưa nhóm đối tượng lao động phi chính thức vào nhóm đối tượng ưu tiên về chính sách được hưởng trong Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi).
Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Mặc dù là tự nguyện, nhưng cá nhân kêu gọi, vận động quyên góp từ thiện, ủng hộ bão lũ… cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng chính phủ phát động, vừa qua, UBND TP Hà Nội phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TP đã tổ chức phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024.
Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Công tác dân vận, tuyên truyền, vận động sự tham gia tích cực, tự nguyện, tự giác của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, cùng chung sức, đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn TP Hà Nội đã không chỉ mang lại kết quả thiết thực, mà còn giải quyết nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động