Thứ sáu 29/03/2024 22:52
Giải đáp pháp luật

Đào tạo nghề Thừa phát lại

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 8/1/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hỏi: Xin quý báo cho biết các quy định liên quan đến đào tạo nghề Thừa phát lại? Trường hợp nào được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại?

(Nguyễn Mai Hương, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội)

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, xin trả lời như sau:

Theo Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 8/1/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại:

Điều 4 nêu về công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước như sau:

Người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp sau đây:

1. Có văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về đương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập;

2. Có văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề Thừa phát lại đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.

Điều 5 quy định về Giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại:

Giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP là một trong các giấy tờ sau đây:

1. Quyết định bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên, Giấy chứng minh thẩm phán, Giấy chứng minh kiểm sát viên, Thẻ chấp hành viên, Giấy chứng nhận điều tra viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

2. Chứng chỉ hành nghề luật sư, Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên, Thẻ luật sư, Thẻ công chứng kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian hành nghề luật sư, công chứng từ 05 năm trở lên;

3. Quyết định bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư chuyên ngành luật; Bằng Tiến sĩ luật, trường hợp Bằng Tiến sĩ luật được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ GD&ĐT;

4. Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự; thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;

5. Các giấy tờ khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.

Về việc đã có thi hành án rồi, sao lại có Thừa phát lại? Thừa phát lại có chức năng rộng hơn thi hành án, trong đó có chức năng lập vi bằng, giúp cho người dân sử dụng vi bằng đó để chủ động làm chứng cứ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, chỉ với một chức năng này thôi của Thừa phát lại, nó đã xác lập được một kênh mới trong việc tạo lập chứng cứ, nó vừa giúp cho người dân vừa làm phong phú nguồn chứng cứ cho Toà án, cho Nhà nước khi xem xét các vụ việc có tranh chấp.

Như thế cũng tăng sự chủ động, giúp cho người dân chủ động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Chỉ riêng ý này đã thể hiện giá trị khá lớn của Thừa phát lại.

Giá trị thứ 2 của Thừa phát lại là Thừa phát lại được giao chức năng tống đạt các văn bản của Toà án. Đây cũng là tạo sự khác biệt và tạo nên nề nếp, tạo sự tin cậy, xác tín trong việc chuyển các văn bản của Toà toán tới đương sự. Hiện nay, việc tống đạt các văn bản của Toà án thường gửi quy bưu điện hoặc trong trường hợp cần thiết là do thư ký Toà án đi tống đạt trực tiếp cho đương sự. Trong khi đó, việc tống đạt các văn bản của Toà tới các đương sự có giá trị và ý nghĩa rất lớn.

Nhiều trường hợp, nếu văn bản của Toà án không biết có tới được đương sự hay không gây nên việc phải hoãn xét xử, hoãn phiên toà. Còn việc giao cho Thừa phát lại tống đạt các văn bản của Toà án là thực hiện theo những thủ tục được quy định chặt chẽ, có các biểu mẫu cụ thể và có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp (thư ký nghiệp vụ của Thừa phát lại) để đem đến tận nơi cho đương sự.

Do vậy, việc giao cho Thừa phát lại thực hiện tống đạt các văn bản của Toà tới đương sự vừa tạo lập sự tin cậy, tạo lập nền nếp, có ý nghĩa rất lớn, khác với việc gửi qua bưu điện và đây cũng là ý nghĩ lớn của Thừa phát lại.

Bảo Lâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động