Thứ năm 12/12/2024 02:49

Công ước Liên hợp quốc về Luật biển là bản “Hiến pháp của đại dương”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 10/12, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực. Tham dự Lễ kỷ niệm có hơn 100 đại biểu đến từ Liên hợp quốc, các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các bộ/ngành của trung ương và địa phương, các Đại sứ, cán bộ lão thành gắn bó với quá trình xây dựng và thực hiện Công ước, cùng nhiều diễn giả trong và ngoài nước.
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển là bản “Hiến pháp của đại dương”
Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển có hiệu lực.

Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (hay còn gọi là UNCLOS) được thông qua ngày 10/12//1982 và chính thức có hiệu lực ngày 16 tháng 11 năm 1994. Việt Nam là một trong 107 nước đầu tiên ký và sau đó phê chuẩn Công ước. Trong Nghị quyết phê chuẩn Công ước, Quốc hội Việt Nam đã khẳng định: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị sự quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.”.

Phát biểu khai mạc Lễ kỷ niệm, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ một lần nữa nhấn mạnh giá trị, vai trò của Công ước là bản “Hiến pháp của đại dương”, là văn kiện pháp lý quốc tế toàn diện và đầy đủ, điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển, được cộng đồng quốc tế thừa nhận.

Đặc biệt, Công ước cũng đã đặt ra cơ sở vững chắc để xác định các vùng biển, từ đó xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển, cũng như là cơ sở để tiến hành các hoạt động trên biển, đồng thời Công ước cũng quy định cơ chế giải quyết tranh chấp tương đối toàn diện nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp nảy sinh giữa các quốc gia liên quan tới giải thích và áp dụng Công ước.

Trải qua quá trình 30 năm, trước các vấn đề mới xuất hiện hiện nay như: ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với đại dương; các mối đe doạ từ vấn đề nước biển dâng và xói mòn bờ biển đối với các khu vực và đảo ven biển; các thách thức từ công nghệ biển mới…, Công ước vẫn là khuôn khổ pháp lý toàn diện và quan trọng bậc nhất, thể hiện khả năng linh hoạt và thích ứng nhằm đối phó với các vấn đề cấp thiết của cộng đồng quốc tế.

Là một quốc gia ven biển, đồng thời là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đề cao luật pháp quốc tế, Việt Nam luôn luôn khẳng định tầm quan trọng của Công ước và tuân thủ, thực thi đầy đủ, có trách nhiệm các quy định của Công ước. Điểm lại các thành tựu của Việt Nam trong việc triển khai, thực thi Công ước từ năm 1994 đến nay, Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ ghi nhận Công ước Luật biển là điều ước quốc tế duy nhất được nêu tên cụ thể tại các Văn kiện Đại hội Đảng của Việt Nam, và là cơ sở để Việt Nam xây dựng, ban hành Luật biển Việt Nam năm 2012, cùng nhiều văn bản, chiến lược, chính sách về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, đồng thời được vận dụng để xác định các vùng biển và ranh giới biển. Việt Nam chủ trương kiên trì giải quyết các bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển, và trên thực tế đã vận dụng Công ước trong việc giải quyết các vấn đề phân định biển với các nước láng giềng.

Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia ngày càng chủ động, tích cực và sâu sắc của tại các cơ chế được thành lập theo Công ước, thể hiện tinh thần trách nhiệm và thượng tôn pháp luật của Việt Nam, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Việt Nam cũng đã tiến cử các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao tham gia vào các cơ quan được thành lập trong khuôn khổ UNCLOS, trong đó có việc PGS.TS Đào Việt Hà trúng cử vào Uỷ ban Pháp lý và Kỹ thuật, Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, và đề cử ứng viên cho vị trí thẩm phán Toà án Quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.

Trong khuôn khổ các phiên thảo luận, các diễn giả và đại biểu tham dự cùng nhìn lại quá trình hình thành và có hiệu lực của UNCLOS; các giá trị của Công ước trong 30 năm qua; vai trò thực tiễn của Công ước ở thời điểm hiện tại, trong bối cảnh phát sinh nhiều thách thức phi truyền thống về biển và đại dương… Nhiều vấn đề biển và đại dương được quan tâm như giải quyết tranh chấp biển, thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ môi trường biển… được trình bày, trao đổi và thảo luận một cách sâu, rộng, thu hút sự tham gia của các đại biểu.

Nhìn lại 30 năm Công ước Luật biển, ông Nguyễn Đăng Thắng, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao khẳng định tính toàn diện của Công ước và ý nghĩa của Công ước đối với cộng đồng quốc tế nói chung, với Việt Nam nói riêng. PGS. TS. Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao một lần nữa nhấn mạnh vai trò của Công ước Luật biển trong quản lý và giải quyết tranh chấp biển, là căn cứ pháp lý để các quốc gia xác lập các vùng biển và quyền được hưởng từ các vùng biển đó. Công ước cũng xác định quyền và nghĩa vụ hợp tác, kiềm chế của các bên trong vùng biển chồng lấn về yêu sách biển. Quan trọng nhất, Công ước tạo ra cơ chế giải quyết tranh chấp biển bắt buộc, đưa đến các quyết định ràng buộc. Việt Nam đã vận dụng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển, trong giải quyết tranh vấn đề phân định biển và hợp tác biển với các nước láng giềng, như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Gần đây nhất, tháng 7 năm 2024, Việt Nam đã nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).

Về cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật biển, Tiến sĩ Ximena Hỉnrichs - Lục sự Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) - và ông Neil Nucup - đại diện Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại Việt Nam - đã giới thiệu các cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật biển, nhấn mạnh vai trò của các cơ chế như ITLOS và PCA trong giải quyết tranh chấp quốc tế, cũng như trong gỉải thích và áp dụng Công ước Luật biển.

Việc áp dụng Công ước Luật biển trong bối cảnh biển và đại dương có nhiều biến động về an ninh và môi trường cũng là vấn đề được các đại biểu quan tâm. Tiến sĩ Vũ Hải Đăng (Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao) nhận định Công ước là nền tảng pháp lý quan trọng, đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên về bảo vệ môi trường biển một cách toàn diện, trên mọi khía cạnh. Tiến sĩ Phạm Thị Gấm (Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cung cấp thêm thông tin về vấn đề bảo vệ môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền và tình hình thực hiện các quy định liên quan của Công ước tại Việt Nam. PGS. TS. Đào Việt Hà - thành viên Việt Nam tại Ủy ban Pháp lý và Kỹ thuật (ISA), thuộc Cơ quan quyền lực đáy đại dương (ISA) - cập nhật về tiến trình tại ISA liên quan đến việc xây dựng bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn phục vụ khai thác khoáng sản tại Vùng và bộ giá trị về môi trường cho hoạt động khai thác đáy biển, mà thành viên Việt Nam đã tích cực tham gia, đóng góp.

Các trao đổi, thảo luận tích cực, có chiều sâu tại Lễ kỷ niệm cho thấy, sau 30 năm, Công ước Luật biển - một trong những thành tựu lớn nhất về luật pháp quốc tế trong thế kỷ XX - vẫn còn nguyên giá trị và tầm quan trọng trong việc quản trị biển và đại dương, đặc biệt trong ứng phó với các thách thức hiện nay như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, và hợp tác phục vụ phát triển.

Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy
“Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam” được UNESCO ghi danh “Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam” được UNESCO ghi danh
N.N
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 162-HD/BTGTU về việc tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Sắp xếp, tinh gọn 2 Ủy ban, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Sắp xếp, tinh gọn 2 Ủy ban, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Ngày 10/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã chủ trì các cuộc họp về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp...
Kỳ cuối: nhân lên những cánh tay nối dài của Đảng

Kỳ cuối: nhân lên những cánh tay nối dài của Đảng

Xây dựng Đảng bộ TP Hà Nội vững mạnh là một quá trình hoàn toàn không dễ dàng. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo, với nhiều thử thách.
Quý I/2025: các quận, huyện có chung cư cũ phải phê duyệt xong quy hoạch

Quý I/2025: các quận, huyện có chung cư cũ phải phê duyệt xong quy hoạch

Chiều 11/12, tại Kỳ họp lần thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh đã phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm...
Dự án đường trục phía Nam (tỉnh Hà Tây cũ): cam kết hoàn thành trong năm 2025

Dự án đường trục phía Nam (tỉnh Hà Tây cũ): cam kết hoàn thành trong năm 2025

“Dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ đang triển khai tích cực. Nhà đầu tư và các đơn vị cùng cam kết năm 2025 sẽ triển khai xong” - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn khẳng định.
Hà Nội: thông qua 25 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Hà Nội: thông qua 25 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Chiều 10/12, tại Kỳ họp thứ 20, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025 của TP.
Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Nghị quyết số 15 - NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động