Thứ năm 21/11/2024 23:48

Công tác phòng, chống tham nhũng có bước chuyển biến mạnh mẽ, quyết liệt

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 và định hướng hoạt động cho giai đoạn tới đã thu hút sự quan tâm của đông đảo đảng viên, Nhân dân. PV PL&XH ghi nhận ý kiến của Đại tá Trịnh Thanh Phi, trú tại phường Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) về công tác phòng, chống tham nhũng có bước chuyển biến mạnh mẽ, quyết liệt, ngày càng đi vào chiều sâu.
Công tác phòng, chống tham nhũng có bước chuyển biến mạnh mẽ, quyết liệt
Đại tá Trịnh Thanh Phi, trú tại phường Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tại một buổi tiếp xúc cử tri HĐND TP Hà Nội. Ảnh NVCC

Ông Trịnh Thanh Phi cho biết, Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 và định hướng hoạt động cho giai đoạn tới ý nghĩa rất quan trọng, tổng kết, đánh giá thành công và những tồn tại, hạn chế trong công cuộc "chống giặc nội xâm", giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và hệ thống chính trị; củng cố, nâng cao niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Là công dân Thủ đô, đảng viên 54 tuổi đảng, cựu chiến binh phường Cửa Đông, tôi theo dõi kỹ và rất tâm đắc với bài phát biểu chỉ đạo hội nghị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về kết quả to lớn và những kinh nghiệm quý về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng trong 10 năm qua.

Điều đảng viên, Nhân dân tâm đắc là sau khi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, (trực thuộc Bộ Chính trị) được thành lập, công tác phòng, chống tham nhũng có bước chuyển biến mạnh mẽ, quyết liệt, ngày càng đi vào chiều sâu, đạt những kết quả cụ thể, quan trọng, toàn diện, "đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược", góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.

Đảng viên, Nhân dân rất ủng hộ, đánh giá cao phương pháp, quy trình xử lý tham nhũng: Kỷ luật đảng đi trước mở đường cho xử lý kỷ luật hành chính và công tác thanh tra, điều tra, xử lý hình sự theo pháp luật.

Những số liệu trong báo cáo tổng kết rất rõ ràng, mà điểm nhấn là 10 năm qua, 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 4 Ủy viên và nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, 29 Ủy viên và nguyên Ủy viên Trung ương, 50 sĩ quan cấp tướng LLVT bị kỷ luật… Đây là một bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng…Kết quả trên thể hiện rất rõ tư tưởng chỉ đạo và quan điểm: "Nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai".

Dư luận Nhân dân đánh giá cao công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế, thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng cùng như công tác cán bộ đã có nhiều đổi mới theo hướng ngày càng dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch hơn. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng được tăng cường, việc kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng làm công tác phòng, chống tham nhũng nhịp nhàng, đồng bộ hơn…

Dư luận đảng viên, Nhân dân rất hoan nghênh Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII đã quyết nghị về việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là thể hiện cụ thể, sinh động vai trò sự lãnh đạo, chỉ đạo thông suốt của Đảng từ trên xuống dưới, cũng là thử thách về trách nhiệm nêu gương, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức phòng chống tham nhũng tiêu cực của cấp ủy địa phương, nhất là người đứng đầu cấp ủy, các bộ phận trong bộ máy Đảng, cơ quan bảo vệ pháp luật.

Những kết quả quan trọng của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong 10 năm qua đã góp phần củng cố, nâng cao ý chí, niềm tin của Nhân dân vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự đánh giá cao, cổ vũ, khích lệ của bạn bè quốc tế, làm cho đất nước ta ngày càng giàu mạnh, ngày càng phát triển, có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế.

Thành công, kết quả đó trước hết góp phần trực tiếp vào nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, dẹp bớt lực cản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, đập tan luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là chiêu che đậy "đấu đá nội bộ", thanh trừng "phe cánh".

Cách làm vừa hiệu quả trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực vừa nhân văn
Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động