Cơ hội và thách thức cho nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2023
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Cơ hội và thách thức cho nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2023 |
Tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt 875,8 nghìn tỷ đồng
Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài Chính đã tập trung triển khai công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, các đề án; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh vực tài chính – NSNN. Bộ đã trình Quốc hội thông qua Luật Giá (sửa đổi), hoàn thành 16/26 đề án nhiệm vụ được giao, trong đó có 05 đề án, nhiệm vụ được giao bổ sung trong quá trình điều hành. Trình Quốc hội ban hành Luật Giá; nghị quyết giảm 2% GTG. Cùng với đó gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe được sản xuất, lắp ráp trong nước.
Bộ Tài chính cũng đã ban hành thông tư giảm mức thu 36 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tiết giảm chi chí của DN. Dự kiến quy mô các gói chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã và sẽ ban hành năm 2023 khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, đã miễn, giảm, gia hạn ước tính khoảng 70,3 nghìn tỷ đồng.
6 tháng đầu năm tổng thu ngân sách toàn ngành đạt 875,8 nghìn tỷ đồng, bằng 54% dự toán, trong đó thu ngân sách trung ương đạt 57,1% dự toán và thu ngân sách địa phương đạt 50,6% dự toán. Trong số này, riêng thu nội địa đạt 53,9% dự toán; thu từ dầu thô đạt 72,9% dự toán; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 52,9% dự toán...
Mặc dù có nhiều nỗ lực, song do những khó khăn của nền kinh tế, thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2022 khoảng 7,8%, trong đó thu nội địa giảm 4,7%; thu từ dầu thô giảm 15%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm 20,6%.
Về chi NSNN, trong 6 tháng đầu năm ước đạt 804,6 nghìn tỷ đồng, bằng 38,8% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển ước đạt 29,7% dự toán Quốc hội quyết định, cao hơn 43,4% (65,2 nghìn tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2022; chi trả nợ lãi ước đạt 49,5% dự toán; chi thường xuyên ước đạt 45,8% dự toán.
Trên cơ sở này, Bộ Tài chính đánh giá cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Lũy kế đến ngày 30/6/2023, đã thực hiện phát hành 179,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 12,23 năm, lãi suất bình quân 3,7%/năm.
Công tác quản lý, điều hành giá trong 6 tháng đầu năm bám sát theo đúng kịch bản điều hành giá đã đề ra; giá cả thị trường trong nước cơ bản ổn định, bình quân 6 tháng CPI tăng 3,29% so cùng kỳ, lạm phát cơ bản tăng 4,74%.
Đối với thị trường chứng khoán, diễn biến thị trường chứng khoán có xu hướng hồi phục. Tính đến hết ngày 30/6/2023, VNIndex đạt 1.120,18 điểm, tăng 11,2% so với cuối năm 2022; quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 5.783 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2022.
Đặc biệt, kể từ khi Nghị định 08/2023/NĐ-CP việc sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán ra thị trường quốc tế có hiệu lực, khối lượng phát hành là 33,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 97,4% khối lượng kể từ đầu năm 2023. Dư nợ trái phiếu DN tại thời điểm 30/6/2023 khoảng 1,03 triệu tỷ đồng, chiếm 10,8% GDP năm 2022, bằng 8,4% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.
Trong khi đó, về thị trường bảo hiểm, vượt qua những khó khăn của thị trường, tổng doanh thu phí ước đạt khoảng 117 nghìn tỷ đồng, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 868,7 nghìn tỷ đồng, tăng 12,2%. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 725,1 nghìn tỷ đồng, tăng 14,76% và thực hiện chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 35,7 nghìn tỷ đồng, tăng 25,1%.
Cơ hội và thách thức cho nền kinh tế
Dự báo trong nửa cuối năm 2023 tình hình còn nhiều khó khăn, thách thức, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%, phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2023, Bộ Tài chính đề ra các giải pháp trọng tâm cần tập trung thực hiện.
Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng cuối năm 2023. Theo đó, kịch bản 1: Tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 6%, Bộ đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng quý III phải đạt 6,8% và quý IV đạt 9%. Tính chung 6 tháng cuối năm, tăng trưởng GDP phải đạt 8%. Với kịch bản 2: Tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 6,5% thì mức tăng trưởng quý III phải đạt 7,4% và quý IV đạt 10,3%. Tính chung 6 tháng cuối năm, tăng trưởng phải đạt 8,9% thì mới hoàn thành kế hoạch đặt ra.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh về bối cảnh tình hình thời gian tới, Chính phủ và các địa phương thống nhất nhận định khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Những thuận lợi trong những tháng cuối năm được kỳ vọng vào việc giải ngân đầu tư công, vẫn được coi là động lực cho tăng trưởng kinh tế, mặc dù việc giải ngân đầu tư công còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân đạt 95% kế hoạch vốn được giao theo đúng chỉ đạo
Bộ Tài chính cũng tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế kiểm tra, giám sát giá cả, thị trường đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Quốc hội Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2023 là 6,5%, thấp hơn kết quả đạt được của năm 2022 là 8,02%, tuy nhiên đây cũng là mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh khó khăn chung trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam.
Vingroup và K-Sure ký Biên bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế | |
Mở ra nhiều không gian phát triển kinh tế đô thị đặc sắc | |
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại