Chứng khoán ngày 14/6: VN-Index bất ngờ đảo chiều giảm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênVN-Index bất ngờ đảo chiều giảm. |
Cho tới trước khi có biến động trong đợt ATC, độ rộng của VN-Index đã rất hẹp với 141 mã tăng/260 mã giảm. Như vậy hiện tượng xả đã xuất hiện trước và lan tràn trên sàn. Sau đợt ATC, độ rộng co lại thêm, còn 126 mã tăng/280 mã giảm. Cả chỉ số Midcap lẫn Smallcap đều giảm sâu hơn ở đợt ATC và đóng cửa mức thấp nhất ngày.
Điều đó cho thấy hiện tượng giảm ở trụ cũng dẫn tới sức ép gia tăng trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. HoSE có tới 111 cổ phiếu giảm quá 2% lúc đóng cửa và 55 mã khác giảm trong biên độ 1% tới 2%. VN30 chỉ có 7 mã giảm quá 1%.
Một điểm khá bất ngờ là các cổ phiếu vốn hóa lớn bị ép giá ở đợt ATC có thanh khoản không cao trong đợt này. MSN rơi từ 79.100 đồng xuống 78.000 đồng, giảm 1,02% so với tham chiếu nhưng là biến động -1,4% trong một lần giao dịch. VIC rơi từ 54.400 đồng xuống 53.800 đồng, giảm 0,55% so với tham chiếu tương đương biến động -1,2%. VHM vẫn còn tăng 0,53%, nhưng riêng ATC lại giảm tới 1,72%. BID, GAS, CTG, HPG đều sập giá ở mức độ khác nhau. Trừ HPG, các cổ phiếu này thanh khoản khá nhỏ.
VN30-Index đóng cửa giảm 0,43% so với tham chiếu, không quá mạnh và cũng chỉ có 7 mã rơi hơn 1%. Dẫn đầu là PDR giảm 4,24%, GVR giảm 2,72%, NVL giảm 2,56%, MWG giảm 2,21%. Tuy nhiên do giá suy yếu nhiều buổi chiều và hầu hết đóng cửa sát hoặc bằng giá thấp nhất ở đợt ATC nên biên độ giảm trong phiên khá rộng. Có tới 10 cổ phiếu tạo bull-trap trong ngày từ 2% tới 5%. Độ rộng VN30 đóng cửa còn 11 mã tăng/17 mã giảm.
Dù trượt giá và độ rộng không tốt nhưng nhóm blue-chips vẫn là nhóm khỏe nhất và nâng đỡ VN-Index chính. CTG, VPB, VHM, GAS, VCB là các cổ phiếu còn tăng, giảm thiệt hại cho chỉ số. Trái lại, nhóm Midcap giảm tới 0,67% và Smallcap giảm 1,13%. Đặc biệt Smallcap có số mã giảm giá nhiều gấp 3 lần số tăng.
Cổ phiếu ngân hàng phân hóa. Ở phe tăng, tiêu biểu có CTG có thêm 1,41% giá trị, VPB tăng 1,28%, SHB tăng 2,45%. Với phe giảm, tiêu biểu là STB mất 1,42% giá trị, EIB giảm 1,86% và MSB giảm 1,53%. Các mã còn lại đa phần biến động trong biên độ hẹp, dưới 1%.
"Bộ tứ" cổ phiếu chứng khoán ghi nhận phiên giao dịch tương đối ảm đạm khi cả SSI, VND, HCM và VCI đều biến động dưới 0,3%. Tuy nhiên nhìn chung, cả nhóm chứng khoán có xu hướng diễn biến tiêu cực khi một số mã mất giá đáng kể như VIX giảm 2,75%, BSI giảm 1,22%, TVS giảm 1,25%, CTS giảm 2,07%, VDS giảm 1,22%.
Nhóm bất động sản ngập tràn sắc đỏ. Nhiều mã giảm khá sâu như NVL giảm 2,56%, DIG giảm 2,15%, PDR giảm 4,24%, SJS giảm 2,96%, CTD giảm 3,24%, ITA giảm 2,97%, CII giảm 2,85%, CRE giảm 3,85%, LCG giảm 2,27%, TCD giảm 3,45%, SZC giảm 2,2%; QCG, EVG thậm chí còn giảm kịch sàn.
Nhóm sản xuất chung cảnh ngộ. VNM giảm 0,74%, HPG giảm 1,28%, MSN giảm 1,02%, GVR giảm 2,72%, DGC giảm 1,91%, DHG giảm 1,43%, BMP giảm 4,35%, ANV giảm 2,71%, VHC giảm 2,1%... Sắc xanh le lói ở SAB, SBT, ACG nhưng mức tăng rất khiêm tốn.
Cổ phiếu bán lẻ cũng "rực lửa" khi MWG giảm 2,21%, PNJ giảm 0,68% và FRT giảm 0,32%.
Cổ phiếu năng lượng và hàng không phân hóa: GAS tăng 0,64%, PLX đứng giá tham chiếu còn POW và PGV giảm lần lượt 0,72% và 0,2%; VJC tăng 0,62% trong khi HVN giảm 1,48%.
Toàn sàn HoSE có 126 mã tăng giá, 51 mã đứng giá tham chiếu và 280 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức cao, đạt 15.155 tỷ đồng.
Chứng khoán ngày 12/6: Thị trường bật tăng trong phiên chiều | |
Chứng khoán ngày 13/6: VN-Index vượt mốc 1.120 điểm |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại