Chỉ tiêu thuộc tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Hỏi: Tôi được biết, Bộ NN&PTNT vừa ban hành hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Vậy, xin quý báo cho biết cụ thể các chỉ tiêu thuộc tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn?
(Nguyễn Ánh Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội)
Trả lời:
Về câu hỏi của bạn, xin trả lời như sau:
Ngày 11/5/2022, Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 1680/QĐ-BNN-VPĐP ban hành hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Theo đó Mục 2 nêu về các chỉ tiêu 13.2, 13.3, 13.4, 13.5 thuộc tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn:
I. Xã đạt chuẩn các chỉ tiêu 13.2, 13.3, 13.4, 13.5 thuộc tiêu chí số 13 về “Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn” khi đáp ứng các yêu cầu:
1. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững.
2. Thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương.
3. Có kế hoạch và triển khai kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống (nếu có) gắn với hạ tầng về bảo vệ môi trường.
4. Có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả.
II. Đánh giá thực hiện
1. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững:
a) Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững khi: Trên địa bàn xã có mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực dựa trên hợp đồng liên kết ổn định tối thiểu là một (01) chu kỳ sản xuất đối với cây lâm nghiệp, hai (02) chu kỳ nuôi, trồng, khai thác đối với các sản phẩm nông nghiệp khác và được sản xuất theo quy trình và chất lượng thống nhất giữa các bên tham gia liên kết.
b) Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã là sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, người dân có kinh nghiệm sản xuất, gần thị trường lớn... để cho ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành cạnh tranh, có diện tích sản xuất (đối với trồng trọt, lâm nghiệp), quy mô đàn, sản lượng (đối với chăn nuôi, thủy sản) lớn và gắn với hoạt động sinh kế của đa số người dân trong xã; hoặc có hiệu quả kinh tế cao (gấp tối thiểu 1,5 lần sản phẩm đại trà khác của xã) và có tiềm năng mở rộng. Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã phải phù hợp với quy hoạch hoặc định hướng cơ cấu lại nông nghiệp của xã.
2. Thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương:
a) Có sản phẩm nông sản chủ lực của xã được các cơ sở sản xuất kinh doanh thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc đảm bảo các yêu cầu lưu trữ, truy xuất thông tin ở mỗi công đoạn từ sản xuất đến lưu trữ, chế biến và thương mại sản phẩm.
b) Có sản phẩm nông sản chủ lực của xã được sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất tốt hoặc tiêu chuẩn chất lượng có chứng nhận được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng nhận, còn hiệu lực.
3. Có kế hoạch và triển khai kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống (nếu có) gắn với hạ tầng về bảo vệ môi trường:
a) Xã có kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống (nếu có) gắn với hạ tầng bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được triển khai thực hiện đúng theo kế hoạch.
b) Kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống phải thể hiện được những nội dung, nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hiểu biết về tầm quan trọng của làng nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Khôi phục và duy trì các lễ, hội của với các làng nghề, làng nghề truyền thống
- Bảo vệ cảnh quan, không gian làng nghề, làng nghề truyền thống.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: đường giao thông, điện, kho bãi…
- Có hệ thống thu gom xử lý rác thải, nước sản xuất tập trung tại các làng nghề, làng nghề truyền thống
- Tổ chức và hỗ trợ đào tạo, truyền nghề;
- Xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống: Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, quảng bá thương hiệu, tham gia các hội chợ thương mại, tiêu thụ sản phẩm làng nghề...
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại