Bồi dưỡng giáo viên: Gắn kết chặt chẽ giữa giảng viên sư phạm và giáo viên các trường phổ thông
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênGiảng viên sư phạm có sự điều chỉnh phù hợp để bồi dưỡng giáo viên
Nhìn lại hoạt động của chương trình ETEP tổng quan cả năm qua, điểm nổi bật nhất là sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng về công tác quản lý giữa các bên liên quan là: Bộ GD&ĐT, chương trình ETEP, các Sở GD&ĐT, các trường đại học Sư phạm, cơ sở giáo dục phổ thông. Sự gắn kết, thống nhất nhận thức và cách làm này, giúp các hoạt động của Chương trình trong năm qua, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do Covid-19, nhưng vẫn được triển khai thuận lợi và đạt hiệu quả.
“Chưa bao giờ các trường sư phạm và giảng viên sư phạm có sự gắn kết chặt chẽ với Sở GD&ĐT và giáo viên phổ thông như hiện nay. Trường sư phạm, giảng viên sư phạm đã có sự nhìn nhận và thấu hiểu hơn công tác giảng dạy, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên phổ thông, từ đó có sự điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp. Giáo viên phổ thông cũng có nhiều cơ hội để trao đổi, học hỏi và tham vấn trực tiếp các vấn đề về chuyên môn với giảng viên sư phạm, hiểu hơn về hoạt động đào tạo của các trường sư phạm. Đây là thành công lớn của chương trình ETEP”, PGS.TS Lưu Trang, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng nói.
|
TS Lê Anh Phương, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế cho biết, với sự hỗ trợ của Chương trình và các chuyên gia, Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã xây dựng được chương trình đào tạo mới theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho giáo viên. Đây là điều rất có ý nghĩa đối với việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.
“Trước đây chúng ta thiếu các chương trình để đội ngũ giảng viên sư phạm được nâng cao năng lực thực tế về đào tạo giáo viên. Nhưng chương trình ETEP với hoạt động từ bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán và đại trà, đã giúp các giảng viên sư phạm tăng cường năng lực chuyên môn đào tạo giáo viên rất tốt”, TS Phương nói.
Đồng hành với chương trình ETEP, bà Võ Kiều Dung, chuyên gia cao cấp của WB đánh giá cao tinh thần và hiệu quả của Chương trình trong năm 2020, đặc biệt là 6 tháng cuối năm. Trong đợt giám sát hỗ trợ kỹ thuật tới đây, WB sẽ gặp gỡ và làm việc trực tiếp với các đối tượng thụ hưởng chương trình, như: các trường sư phạm chủ chốt, giảng viên sư phạm, GV/CBQLGDPT, để kiểm định kết quả đạt được của ETEP, đánh giá lại các điểm còn hạn chế để từ đó cùng Bộ GDĐT đề ra giải pháp tổng thể, giúp hoạt động của chương trình hiệu quả và bền vững hơn.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đề nghị các trường tham gia ETEP tiếp tục thực hiện tốt các nội dung theo thoả thuận thực hiện chương trình (PA) năm 2020 đã cam kết. Việc xây dựng phương án và kế hoạch triển khai cho năm 2021 cần sớm ban hành để các trường, các địa phương phối hợp thực hiện. Năm 2021 đặt mục tiêu trọng tâm là bồi dưỡng các modul còn lại (5,6,7,8,9) cho đội ngũ GV/CBQLCSGDPT.
Để kịp triển khai, đảm bảo chất lượng, Thứ trưởng đề nghị các trường Sư phạm và chương trình ETEP sớm hoàn thiện tài liệu bồi dưỡng để gửi lên Bộ GD&ĐT thẩm định, phê duyệt. Tài liệu của các modul đang tập huấn cho giáo viên, cũng cần được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung (nếu cần thiết), cho phù hợp với thực tế triển khai.
“Chất lượng các lớp bồi dưỡng, ngoài phụ thuộc vào tài liệu còn bị tác động lớn bởi chất lượng giảng viên, báo cáo viên. Do đó, cần lựa chọn kỹ các giảng viên sư phạm chủ chốt tham gia tập huấn cho GV/CBQLCSGDPT, để đảm bảo đội ngũ này là những người giỏi chuyên môn, cập nhật và đổi mới, có trách nhiệm với công việc, và đặc biệt là đồng hành, theo sát được các hoạt động của chương trình ETEP”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.
Bồi dưỡng giáo viên đạt kết quả vượt mốc
Ở lĩnh vực “Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông” (GV/CBQLCSGDPT), trong 6 tháng vừa qua, ETEP đã hoàn thành các tài liệu bồi dưỡng cho GV/CBQLCSGDPT cốt cán và đại trà modul 1, 2, 3, 4, được Bộ GD&ĐT thẩm định và ban hành. Các tài liệu modul 5, 6, 7, 8, 9 đang được xây dựng với mục tiêu cuối tháng 3, đầu tháng 4 sẽ xong để tiến hành bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên.
Trong năm 2020, đã có 37.904 GV/CBQLCSGDPT cốt cán được bồi dưỡng modul 1, đạt 118% so với Thỏa thuận thực hiện Chương trình (PA); trong đó 35.112 thầy cô đã hoàn thành bồi dưỡng, đạt 122% so với PA. Số GVPTCC/CBQLCSGDPT cốt cán tham gia bồi dưỡng modul 2 là 33.866 (đạt 105%), trong đó 25.897 đã hoàn thành (đạt 90% so với PA). Số GVPTCC/CBQLCSGDPT cốt cán tham gia bồi dưỡng modul 3 là 31.824 (đạt 99 %), số hoàn thành là 18.718 (đạt 65 % so với PA).
|
Về “GV/CBQLCSGDPT đại trà được truy cập các chương trình bồi dưỡng thường xuyên và các nguồn học liệu thông qua hệ thống công nghệ thông tin”, theo lãnh đạo chương trình ETEP, lĩnh vực này cũng đạt một số kết quả. Năm 2020 đặt mục tiêu bồi dưỡng cho đội ngũ đại trà 2 modul 1 và 2. Trong đó, số lượng GV/CBQLCSGDPT được tiếp cận và tham gia bồi dưỡng modul 1 là 511.131; 427.711 thầy cô đã hoàn thành bồi dưỡng. So với Thỏa thuận thực hiện Chương trình (PA), số lượng đội ngũ đại trà tham gia bồi dưỡng và hoàn thành bồi dưỡng đã đạt mốc 134%.
“Ban quản lý chương trình và các trường tham gia ETEP đang nỗ lực để triển khai tiếp các nhiệm vụ và khuyến nghị của WB, cũng như chuẩn bị kế hoạch để triển khai hiệu quả hoạt động của năm 2021”, Phó Giám đốc chương trình ETEP Đặng Văn Huấn cho hay.
Nhiều chỉ số đạt vượt mục tiêu Dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các lĩnh vực hoạt động của ETEP cả năm 2020 đều đạt nhiều kết quả tích cực. Ở lĩnh vực “Tăng cường năng lực của các trường Đại học Sư phạm chủ chốt”, chỉ số phát triển các trường sư phạm (TEIDI) của cả 6 trường tham gia đánh giá năm 2020 đều đạt lộ trình tăng điểm. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đạt 4.7 điểm, trong khi mức điểm cam kết đạt năm 2020 là 4.6. Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên đặt mục tiêu đạt 4.57 điểm, thì kết quả năm 2020 đạt 4.8 điểm, tăng cao nhất 126% so với kế hoạch đề ra. Đại học Vinh đạt 4.2/4.18; Đại học Sư phạm - Đại học Huế đạt 4.84/4.82; Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đạt 4.87/4.49; Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đạt 4.93/4.76. Việc hỗ trợ và giám sát việc phát triển chương trình đào tạo cử nhân sư phạm và giáo trình của các học phần cốt lõi cho các trường trong hệ thống, bước đầu đạt được một số kết quả. Có 38/50 chương trình đào tạo đại học (đạt 76%) đã hoàn thành; 36/156 giáo trình cốt lõi được biên soạn, nghiệm thu (đạt 26%). |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại