Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam

"Không tiếp tay cho sai phạm, không có suy nghĩ hợp thức hóa..."

Sau khi đại diện VKSND đề nghị toà tuyên các mức án với bị cáo, phiên xử chuyển sang phần tranh luận. Các bị cáo tự bào chữa và nhờ luật sư tham gia bào chữa cho mình...
Bị cáo Dương trình bày trước HĐXX

Chỉ là người giới thiệu

Tự bào chữa, bị cáo Nguyễn Đại Dương đề nghị toà làm rõ, vì cáo trạng quy kết và đại diện VKSND cho rằng, bị cáo là cổ đông Cty 3-2.

Bị cáo Dương nêu, căn cứ lời khai của bị cáo Tâm cũng như bản cung của ông Tâm trong các tờ khai thấy rằng, ông Tâm đứng hộ bị cáo phần vốn. Lời khai của ông Tâm có đúng với thực trạng của các cổ đông góp vốn vào Cty Âu Lạc hay không, cần xem xét quá trình góp vốn.

“Để lấy lại tiền, hạch toán với nhau thì phải chuyển tiền ngân hàng qua chứng từ, đó là cơ sở định ra lợi nhuận. Không ai góp vốn bằng tiền mặt vì khó chứng minh được vốn góp với ngân hàng để mà tăng vốn trong Cty, chỉ có thể góp vốn bằng chuyển khoản hoặc bằng tài sản’ – bị cáo Dương nêu.

Cũng theo lý giải của bị cáo, ông Tâm bị khủng hoảng do vướng vào lao lý. Do đó, lời khai ông đứng tên cho Quân khi khai tại Vĩnh Phúc là đúng sự thật nhất.

Thời điểm 2015, khi ông Tâm trốn đi nước ngoài, hoãn thi hành án. Gia đình khó khăn, ông đã gặp bị cáo Dương trình bày muốn vay Quân số tiền đó. Bản chất là hai bên ký với nhau vay, sau đổi lại là tiền vay.

"Bị cáo với ông Tâm không quen nhau. Cũng chỉ vì nể một người khác nên bị cáo mới đứng ra giúp. Một người tôi biết sơ sơ, lý do gì tôi giao 30 tỷ đồng để đầu tư? Như vậy là trái lô gíc. Bị cáo không có hành vi nào với bố vợ để tạo ra lợi ích nhóm. Tôi còn bị ông Quân lừa tiền" - Bị cáo Dương tự bào chữa.

Một lần nữa, bị cáo Dương khẳng định, mình chỉ là người giới giới thiệu, không phải cổ đông. Bị cáo tham gia với niềm tin của bà Kim Oanh, nên bà mới phải đặt cọc 25 tỷ cho bị cáo trước.

Bị cáo nêu, Cty 3-2 có phải DN Nhà nước không và quyền sử dụng khu đất 43a có phải tài sản Nhà nước?

Bị cáo Dương đề nghị toà tuyên không phạm tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Bị cáo Nam tự bào chữa.

Sai ở đâu phải chịu ở đó

Bào chữa cho cựu Bí thư Trần Văn Nam, luật sư Hoàng Văn Hướng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, dự án Khu liên hợp sử dụng khoảng đất hơn 4.000ha là dự án rất lớn chưa có tiền lệ. Cùng với đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai thời kỳ này cực kỳ phức tạp, có nhiều chồng chéo, gây nhầm lẫn; do đó không tránh khỏi những sai sót.

Mặt khác, thời điểm ra Văn bản 3444, có rất nhiều nhà đầu tư trong khu liên hợp phản đối cách tính tiền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định giao đất, vì họ đã hoàn thành nghĩa vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng từ lâu.

Luật sư Hoàng Văn Hướng bào chữa cho bị cáo Nam

Việc chậm bàn giao là do Nhà nước không hoàn thành nghĩa vụ bàn giao đất như cam kết; thậm chí đã xảy ra khiếu nại hành chính liên quan đến sự việc xác định giá đất. Trong bối cảnh đó, các đơn vị chuyên môn của UBND đã nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý; tin tưởng ý kiến của cơ quan chuyên môn nên bị cáo Nam đã ký văn bản trên.

Trước cáo buộc bị cáo Nam che giấu, không chỉ đạo PRT hủy hợp đồng chuyển nhượng 30% vốn, theo luật sư Nguyễn Đình Hưng, bào chữa cho bị cáo Nam, nêu, cần phải xem xét triệt để bối cảnh lịch sử để làm rõ văn bản này có trái luật không. Đối với khu đất 43ha, người lãnh đạo không quan sát hết nhưng sai ở đâu phải chịu ở đó nhưng chịu ở đây là gián tiếp, không thể cấu thành tội cố ý.

Tự bào chữa tại tòa, bị cáo Trần Văn Nam cho rằng, cuộc họp ngày 17/4/2017 không có giá trị chỉ đạo. Ban Thường trực Tỉnh ủy không có trách nhiệm chỉ đạo đến cơ sở như thế. Nếu không có chuyện cổ phần hóa, Thường trực Tỉnh ủy họp về Tổng Cty 3-2 rất ít, trừ khi có việc đột xuất. Việc bán 30% cổ phần bị cáo không nghe, không biết được.

Bị cáo Nam cũng cho rằng, từ người soạn thảo đến Văn phòng Tỉnh ủy, Phó Bí thư Thường trực không có tư tưởng che giấu, hợp thức hóa sai phạm. “Cái này đau lòng lắm, vì bản chất lãnh đạo tỉnh Bình Dương không dung túng, tiếp tay cho sai phạm, không có suy nghĩ hợp thức hóa. Chỉ có điều chúng tôi làm chập chờn, còn chậm, để kéo dài nhiều năm do chờ ý kiến của Trung ương…”, lời bị cáo Nam.
Toà xét xử vắng mặt 2 bị cáo
Hình ảnh trong phiên toà xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nhận sai
"Ý nghĩ duy nhất là khắc phục triệt để sai phạm"
Con rể cựu Chủ tịch HĐTV Tổng Cty SX- XNK Bình Dương cũng... bị lừa?
Cựu Bí thư tỉnh ủy Bình Dương nhận thiếu trách nhiệm
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương bị đề nghị mức án 9-10 năm tù

Nhật Nam-Thái An

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.