7 hành vi bị cấm trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNghiêm cấm hành vi đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng khi không được cấp có thẩm quyền đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ hoặc lựa chọn qua thủ tục đấu thầu - Ảnh minh họa |
Nghị định quy định rõ các hành vi cấm trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh:
1- Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh để xâm hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
2- Đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh khi:
a) Không được cấp có thẩm quyền đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ hoặc lựa chọn qua thủ tục đấu thầu;
b) Sản xuất quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật quá số lượng quy định trong hợp đồng, đơn đặt hàng, văn bản giao nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền;
c) Không đáp ứng đủ các điều kiện đầu tư kinh doanh quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động.
3- Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về bảo mật thông tin dưới mọi hình thức, gồm:
a) Thông tin trong hợp đồng, đơn đặt hàng, văn bản giao nhiệm vụ, hồ sơ đấu thầu và các văn bản liên quan trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
b) Thông tin liên quan đến tính năng kỹ thuật, chiến thuật, tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ sản xuất, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
4- Chuyển giao sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm chưa hoàn chỉnh, sản phẩm mẫu, sản phẩm chế thử, sản phẩm bị lỗi, hư hỏng, kém chất lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh quân trang, quân dụng, nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật, đề án và kết quả nghiên cứu, phát triển chuyển giao công nghệ chuyên dùng để chế tạo, sản xuất vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh cho bên thứ ba khi chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
5- Cung cấp các văn bản không đúng với thực tế nhằm đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
6- Cản trở hoặc không chấp hành công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
7- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở, gây phiền hà, xâm phạm quyền tự do đầu tư kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp; bao che các hành vi vi phạm pháp luật của người có liên quan đến đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng nêu rõ nguyên tắc đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; quản lý chặt chẽ, bảo đảm bí mật, an toàn.
Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất, chế tạo, sửa chữa, lắp ráp, phát triển quân trang, quân dụng, vũ khí, trang bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ được thực hiện hoạt động nghiên cứu, sản xuất, chế tạo, sửa chữa, lắp ráp, phát triển khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng.
Tuân thủ các quy định của pháp luật về những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hoạt động liên doanh, liên kết của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt - Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế và các tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất các sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi. - Mọi hoạt động liên doanh, liên kết kinh tế đều được thực hiện bằng hợp đồng theo quy định của pháp luật. - Nghiêm cấm cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt bán, cho mượn, cho thuê tư cách pháp nhân trong các hoạt động kinh tế. - Khi liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất sản phẩm phục vụ quốc phòng, các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt phải chấp hành quy định của pháp luật về hợp tác quốc tế tại Điều 5 của Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng và tại Điều 2 của Nghị định 46/2009/NĐ-CP. Trong hoạt động liên doanh, liên kết cần: + Xác minh rõ đối tác nước ngoài thông qua sự thẩm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước, đặc biệt trong các vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia; + Ưu tiên gọi vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực và ngành mà các cơ sở công nghiệp quốc phòng có thế mạnh, các lĩnh vực cần có công nghệ cao hoặc lĩnh vực vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ kinh tế. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại