Tòa bất ngờ tuyên trả hồ sơ vụ "đại án" tham nhũng xảy ra tại OceanBank: Làm rõ hơn trách nhiệm của cựu Chủ tịch PVN
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênVị chủ tọa nhận định, căn cứ vào quá trình xét hỏi, cùng tài liệu, xét thấy OceanBank là ngân hàng cổ phần, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là cổ đông và đối tác chiến với vốn góp 20% (tương đương 800 tỷ đồng). Từ cuối 2009-2010, Nguyễn Xuân Sơn, nguyên TGĐ OceanBank, đã bàn bạc thống nhất với Thắm thu phí khách hàng trái quy định Nhà nước.
Sơn nhận 69 tỷ đồng từ Cty BSC của Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank, có dấu hiệu của tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Với khoản tiền 246 tỷ đồng của OceanBank, Sơn với chức vụ TGĐ, đại diện phần vốn góp PVN tại ngân hàng, là người quản lý ngân hàng đã cùng với Hà Văn Thắm chi lãi suất ngoài hợp đồng.
Năm 2011, chuyển về PVN nhưng bị cáo Sơn vẫn chỉ đạo Nguyễn Minh Thu, nguyên TGĐ, chăm sóc một số khách hàng của PVN. Lợi dụng uy tín và địa vị, cơ chế chính sách chi lãi ngoài, sự phụ thuộc của OceanBank, bị cáo rút số tiền trên của OceanBank, trong số đó có ít nhất 20% tiền của PVN.
Như vậy là có dấu hiệu lợi dụng chức vụ được giao, ban hành chỉ đạo trái pháp luật chiếm đoạt tài sản. Việc truy tố bị cáo về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế” là chưa chính xác, cần thiết làm rõ tội danh.
Bị cáo Sơn không nhận tội
Liên quan đến 800 tỷ đồng thất thoát của PVN, cần làm rõ trách nhiệm của Sơn và những người có trách nhiệm trong việc đầu tư, góp vốn và quản lý sử dụng số tiền này để xử lý theo quy định của pháp luật.
Năm 2011-2014, có hàng nghìn cá nhân, hàng trăm tổ chức nhận chi ngoài lãi suất trong đó có nhiều khách hàng lớn là các tổ chức kinh tế, vốn nhà nước, chủ yếu khách hàng của PVN, Tập đoàn tàu thủy Việt Nam.
Việc đó có dấu hiệu móc ngoặc giữa lãnh đạo, nhân viên ngân hàng OceanBank nhận các khoản tiền lãi ngoài để ngoài sổ sách nhằm hưởng lợi bất chính. Cần thiết phải điều tra , làm rõ hành vi của các cá nhân để có căn cứ quy định pháp luật xử lý với các bị cáo và các tổ chức cá nhân liên quan, nhằm thu hồi tài sản.
Tài liệu hồ sơ, lời khai tại phiên tòa của 34 bị cáo là giám đốc các chi nhánh, phòng giao dịch khẳng định, một số bị cáo không trực tiếp chỉ đạo, chi lãi ngoài mà do một số người khác lĩnh hội chủ trương và nhận tiền từ hội sở để chi. Việc quy kết các bị cáo phải bồi thường số tiền như quy kết là chưa chính xác. Do đó cần thiết phải làm rõ số tiền các bị cáo đã chi để có căn cứ xử lý đúng quy định pháp luật.
Lời khai của Thắm thể hiện cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng qua Cty Trung Dung không đảm bảo điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật. Để thực hiện khoản vay này, Danh chỉ đạo Trần Văn Bình – TGĐ Cty Trung Dung, bàn bạc với bà Hứa Thị Phấn đưa tài sản thế chấp không đúng để vay số tiền trên.
Số tiền này đã được chuyển về tất toán khoản vay trước đó của nhóm bà Hứa Thị Phấn; hành vi của Danh, Bình, Phấn có dấu hiệu đồng phạm với Thắm về tội “Vi pham cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng”; cũng cần điều tra làm rõ việc lập khống 9 hợp đồng vay vốn của phòng Giao dịch Đào Duy Anh, nhằm xem xét trách nhiệm của các bi cáo và những người liên quan nhằm đảm bảo công bằng pháp luật.
Ngoài ra cần phải điều tra làm rõ một số nội dung khách theo lời khai của các bị cáo.
Hoa Đỗ / PL&XH
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại