Ngày thứ 3 xét xử vụ đại án tham nhũng xảy ra tại Oceanbank:
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐể làm rõ khoản 500 tỷ đồng của Cty Trung Dung vay của Oceanbank, toà hỏi ông Trần Văn Bình, TGĐ Cty Trung Dung, khai, là nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh, lái xe cho ông Danh. Lúc đó, ông Danh có nhờ ông đứng tên Cty, còn để làm gì thì ông Bình không biết.
Việc vay tiền của Cty này, TGĐ cũng không biết gì; được ký hồ sơ nhưng ông không đọc. Sau đó, ông đưa hồ sơ cho kế toán Tập đoàn. “Tại sao pháp nhân vay vốn là Cty Trung Dung mà lại đưa kế toán Tập đoàn?”, toà hỏi, ông Bình đáp gọn lỏn: “Tôi cũng không biết ạ”!.
Người đàn ông này cũng nói, nguồn tiền vay, ông không biết sử dụng như thế nào. Ông Bình khẳng định, chưa bao giờ gặp Thắm, Sơn ạ hay nhân viên của Oceanbank. “Niềm tin để cho Cty Trung Dung vay tiền dựa trên cơ sở nào?”, trả lời câu hỏi của toà, Thắm cho rằng, xem trong hồ sơ thì thấy, Cty này đang cho BigC thuê và một doanh nghiệp khác thuê làm dịch vụ cưới.
Thắm cũng đã đến thực địa, thấy Cty làm ăn rất tốt. Bị cáo hiểu, ông Danh là người có quyền quyết định ở Cty Trung Dung chứ không phải người đứng tên (ông Bình – PV).
Về khoản 500 tỷ đồng mà trước đó, ông Danh khai, đã chuyển cho Thắm, bị cáo nói, đã chuyển trả lại. Số tiền này liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng của Đại Tín. Được hỏi, bị cáo Nguyễn Văn Hoàn, nguyên Phó TGĐ, người ký hợp đồng cho Cty Trung Dung vay 500 tỷ đồng khai, không nhớ có hồ sơ vay của Cty Trung Dung hay không; chỉ biết có cuộc công tác vào TP HCM của OceanBank, có cuộc họp Hội đồng tín dụng và bị cáo đã ký vào các giấy tờ quyết định cho vay.
Hà Văn Thắm trả lời toà
Hoàn có báo cáo lại với Thắm về rủi ro tài sản đảm bảo. Như trình bày của Hoàn, với việc cho vay, quan trọng nhất là phương án và nhân thân khách hàng. Bản thân bị cáo nhận thức, Cty Trung Dung “hơi yếu” khi muốn vay 500 tỷ đồng. Nhưng bị cáo nghe nói đó là Cty của Tập đoàn Thiên Thanh. Hoàn mong toà xem xét vì mình chỉ là người làm thuê.
Bị cáo Hoàn trình bày
Đáng chú ý là lời khai của bà Ngô Kim Lan, đại diện cho nhóm bà Hứa Thị Phấn, cổ đông lớn, đại diện nhóm cổ đông của Đại Tín, cho hay, Thắm khai, có hợp đồng kinh tế ngày 23-2-2012 để giao cổ phần (hơn 84%); hợp đồng này “nhanh gọn, khó hiểu”. Thắm có lời lẽ, đe dọa đối với hoạt động của Đại Tín.
Bà Phấn lo sợ nên đã bảo con cháu giao lại cho Thắm toàn bộ cổ phần. Rất lâu sau đó không có động thái gì, rồi Thắm đưa một số nhân viên vào tiếp quản. Tuy nhiên, “càng vào”, tình trạng của Đại Tín càng xấu đi.
Bà Lan, đại diện cho nhóm của bà Phấn, phát biểu
Nhiều đối tác muốn mua lại, bà Phấn có xin lại các cổ phần. Thắm có giới thiệu ông Danh. Khi tiếp quản ngân hàng Đại Tín, có những quyền nghĩa vụ, ông Danh nhiều lần xin gia hạn. Cuối năm 2012, anh này nói bà Phấn, muốn vay tiền của Oceanbank thế nhưng mảnh đất ở Tô Hiến Thành, TP HCM, chưa đủ đảm bảo.
Lúc đó, ông Danh cho hay, không muốn đưa một tài sản quá lớn để thế chấp khoản nhỏ nên mượn tài sản thế chấp và hẹn trả trong tối đa 1 năm.
“Cho Cty Trung Dung mượn tài sản thế chấp, có ràng buộc gì không?” – toà hỏi, người đại diện nói, chỉ có hợp đồng mượn tài sản trong không quá 1 năm (thực tế, ông Danh hứa mượn trong 3 tháng).
Ông Danh đối chất với các bị cáo
Về các bất động sản đưa cho Cty Trung Dung để thế chấp, vay tiền, bà Lan trình bày, căn cứ về mặt pháp lý chưa đầy đủ. Chủ sở hữu là em ruột và em rể của bà Phấn nhưng bất động sản đó chưa có giấy chứng nhận sử dụng đất. Vì nghĩ là tài sản chưa có cơ sở pháp lý nên đã đồng ý để cho ông Danh mượn thế chấp. Trước toà, nhóm bà Phấn yêu cầu được nhận lại những tài sản đảm bảo.
Hoa Đỗ / PL&XH
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại