e magazine
12:04 | 02/08/2024
Kỳ cuối: Văn hóa kinh doanh là nguồn lực để phát triển Thủ đô

12:04 | 02/08/2024

Văn hóa là nguồn sức mạnh to lớn xét trên nhiều góc độ, tầng mức, cả chiều sâu và quy mô, tính chất. Trong thời đại mới, nguồn lực văn hóa không đứng ngoài công cuộc để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của Thủ đô.
Kỳ cuối: Văn hóa kinh doanh là nguồn lực để phát triển Thủ đô

Những nét đẹp của văn hóa Hà Nội đã được duy trì từ một nền tảng truyền thống, có chiều sâu phát triển, thậm chí được coi như một di sản văn hóa. Đó chính là cốt cách để cho dù có đi nơi đâu, xưng danh người Hà Nội thanh lịch, văn minh vẫn luôn mang đến một niềm tự hào khó đong đếm.

Trong cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0, việc xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội được xem là nhiệm vụ trọng điểm trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; phát huy đồng bộ sức mạnh tổng hợp của Thủ đô Hà Nội, của cả nước và hợp tác quốc tế trong quá trình phát triển.

Kỳ cuối: Văn hóa kinh doanh là nguồn lực để phát triển Thủ đô

Theo thống kê, Hà Nội đang sở hữu kho tàng di sản vô giá và cực kỳ phong phú, đa dạng gồm 5.922 di tích, 1 di sản văn hóa thế giới, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể; trong đó có 3 di sản được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 1 di sản tư liệu thế giới. Hà Nội còn có hệ thống 1.350 làng nghề, làng có nghề chứa đựng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc và có giá trị kinh tế cao.

Trên nền tảng đó, Thủ đô Hà Nội luôn coi văn hóa là động lực để phát triển kinh tế, xã hội, trong đó nhấn mạnh vào việc xây dựng, phát triển người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Kỳ cuối: Văn hóa kinh doanh là nguồn lực để phát triển Thủ đô

Điều này đã được cụ thể hóa bằng các chương trình hành động cụ thể trong những năm qua. Cụ thể là Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”; Ngoài ra, Thành ủy Hà Nội còn ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 về phát triển công nghiệp văn hóa và chủ trương ưu tiên đầu tư vào 3 lĩnh vực, trong đó có văn hóa, nhất là đầu tư bảo tồn, phát huy các di tích văn hóa, lịch sử.

Tiếp đến là Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Theo đó, Chỉ thị số 30-CT/TU xác định sự nghiệp phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; đặt con người Hà Nội vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô, là chủ thể quan trọng nhất quyết định trực tiếp thành công của sự nghiệp phát triển Thủ đô nhanh, bền vững.

Kỳ cuối: Văn hóa kinh doanh là nguồn lực để phát triển Thủ đô

Có thể thấy rằng, đây đều là những đường lối, chính sách đúng đắn của Hà Nội để trở thành địa phương tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử văn hóa, xứng tầm với vị thế là Thủ đô của đất nước. Những chủ trương, chính sách của thành phố về văn hóa và con người đã và đang đi vào thực tiễn cuộc sống với những cách làm sáng tạo, hiệu quả và phù hợp, tạo động lực quan trọng trong việc phát triển Thủ đô.

Từ những hành động đó đã giúp Thủ đô Hà Nội trở thành địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức là thành viên mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO - một động lực quan trọng cho đổi mới sáng tạo, xây dựng thành phố thông minh, năng động và bền vững, nâng cao vị thế, tạo dựng hình ảnh hấp dẫn mới cho Thủ đô trong hiện tại và tương lai.

Kỳ cuối: Văn hóa kinh doanh là nguồn lực để phát triển Thủ đô

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu: “Nói đến Thủ đô Hà Nội, trong lòng mỗi người con đất Việt đều xúc động, tự hào về mảnh đất ngàn năm văn hiến và anh hùng, hào hoa và thanh lịch, Thủ đô của lương tri, phẩm giá con người, thành phố vì hoà bình, để rồi “dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”.

Nói về nền tảng văn hóa, giá trị của yếu tố này trong kinh doanh ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết: “Có một thực tế rằng, trong suốt thời gian qua, chúng ta tập trung vào việc đổi mới, xây dựng kinh tế, chính trị, xã hội, nhưng rõ ràng có khoảng trống trong phát triển văn hóa. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI năm 2014 cũng xác định: “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”… Vị trí văn hóa quan trọng như thế nào trong đời sống được nhận thức rất rõ. Nhưng nhận thức đó lại không đi vào thực tiễn đời sống”.

Kỳ cuối: Văn hóa kinh doanh là nguồn lực để phát triển Thủ đô

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc thì văn hóa của Hà Nội được hình thành từ xưa mà chúng ta vẫn thường hay gọi bằng cụm từ: “Hà Nội ngàn năm văn hiến”. Ông Dương Trung Quốc cho biết rằng chúng ta hay nói là văn hóa thượng tầng, nhưng thực ra nó cũng là một phần hạ tầng hiểu theo nghĩa nào đó. Khi ta nói văn hóa là nền tảng, là động lực hay mục tiêu thì rõ ràng nó là hạ tầng. “Ngày nay, Hà Nội đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa giao thông, văn hóa mọi lĩnh vực.... Để làm được điều này thì chúng ta cần phải tìm ra động lực và quy luật phát triển của lĩnh vực ấy rồi đặt văn hóa, con người lên hàng đầu. Thước đo sự phát triển của văn hóa không phải tính bằng cộng trừ nhân chia mà chính là yếu tố con người, làm sao chất lượng sống con người ngày càng cao hơn, nhất là trong bối cảnh chúng ta ở trong một thế giới đầy những thử thách, rủi ro, kể cả cơ hội như ngày nay”.

Nhà sử học cho rằng nói văn hóa đặt ngang bằng với những lĩnh vực khác không thể hiểu như chia tài sản hay đầu tư ngang bằng nhau. Mà điều quan trọng là phải đặt vị thế của văn hóa tác động như thế nào đến các lĩnh vực đó. Người ta hay nói đến khái niệm hàm lượng văn hóa kể cả trong sản phẩm vật chất. Chính vì thế văn hóa trở thành nền tảng. Một sản phẩm có thể đạt doanh thu, lợi ích rất cao nhưng không có yếu tố văn hóa thì giá trị đấy không những người ta không công nhận, mà còn bằng âm. Ông Dương Trung Quốc nhận định rằng: “Dòng chảy lịch sử và tốc độ của nó đặt chúng ta trước rất nhiều thách thức. Làm thế nào để tạo ra một tâm thế tỉnh táo để tồn tại là khó nhất. Văn hóa kinh doanh suy cho cùng chính là phát huy các giá trị của Hà Nội xưa, đó là tiền đề để chúng ta xây dựng nên văn hóa kinh doanh mang bản sắc riêng của đất Thủ đô”.

Trong khi đó, nói về văn hóa kinh doanh của Hà Nội - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phùng Hoàng Anh (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) nhận định rằng: “Vấn đề xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện được thành phố Hà Nội xác định là một trong những nội dung trọng tâm, xuyên suốt, góp phần thúc đẩy thành phố ngày càng phát triển hiện đại, văn minh, giàu bản sắc văn hóa và xứng tầm với vị thế Thủ đô trong thời kỳ mới”.

“Vì vậy, để phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thực sự trở thành nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững Thủ đô, cần có một kế hoạch trước mắt và dài hạn, một lộ trình tư duy khoa học, quản lý theo hướng bền vững thì mới mang lại hiệu quả như mong muốn” - ông Phùng Hoàng Anh nhận định.

Kỳ cuối: Văn hóa kinh doanh là nguồn lực để phát triển Thủ đô

Dưới góc độ người làm nghề truyền thống, anh Nguyễn Công Trường - một người thợ gốm có nhiều kinh nghiệm (làng Gốm Bát Tràng, Gia Lâm) chia sẻ: “Gia đình tôi làm nghề gốm từ lâu, bản thân tôi kế thừa truyền thống gia đình cũng hơn 10 năm qua. Là người lớn lên trong nền kinh tế thị trường, tôi không chỉ giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của gia đình mà tôi còn phải giữ gìn văn hoá làng nghề, văn hoá kinh doanh của làng gốm Bát Tràng trong thời đại mới”.

Với anh Trường, khi kinh tế hội nhập và giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, những làng nghề truyền thống càng phải tôn lên được những nét văn hóa đặc trưng vốn có, đồng thời cũng phải tự đổi mới mình để có thể bắt kịp xu thế và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế.

“Với những người kinh doanh, đặc biệt chữ "Tâm" luôn phải đặt lên hàng đầu. Có "Tâm" trong trách nhiệm với công việc, có "Tâm" trong từng sản phẩm và có "Tâm" với chính khách hàng của mình, với tôi đó là một sự thành công” - anh Trường chia sẻ.

Kỳ cuối: Văn hóa kinh doanh là nguồn lực để phát triển Thủ đô

Hà Nội có sứ mệnh rất cao cả và rõ ràng về xây dựng mô hình, kiểu mẫu phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, kết hợp yếu tố truyền thống dân tộc với yếu tố hiện đại quốc tế, để vừa phát triển Thủ đô, vừa làm động lực phát triển của cả nước và hội nhập quốc tế.

Văn hóa kinh doanh Hà Nội phải là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hóa với phát triển kinh tế, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, trong đó văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.

Những thống kê cho thấy Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về số lượng không gian sáng tạo, tiêu biểu, như: không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, phố đi bộ Trịnh Công Sơn; không gian bích họa Phùng Hưng, hợp tác xã Vụn Art (tranh ghép vải), dự án Tinh hoa làng nghề Việt Nam, không gian kiến trúc văn hóa Bảo tàng Hà Nội...

Kỳ cuối: Văn hóa kinh doanh là nguồn lực để phát triển Thủ đô

Tuy có những thành tựu nhưng với vị thế là Thủ đô của cả nước lại được xây dựng trên nền tảng văn hóa có giá trị lịch sử thì việc phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thương hiệu “Thành phố sáng tạo” của Hà Nội những năm qua vẫn chưa được như kỳ vọng. Nhiều đánh giá cho thấy các sản phẩm sáng tạo của Hà Nội còn thiếu sự độc đáo, thiếu tính ứng dụng và cách thể hiện sống động bản sắc văn hóa.. của đất Kinh kỳ.

Thế nên, để văn hóa kinh doanh là động lực cho sự phát triển, Hà Nội cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo trong lĩnh vực văn hóa; coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ; tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho các hoạt động văn hóa, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa song song với tập trung nguồn lực quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Cùng với đó, chính quyền Hà Nội cần xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực gắn với đổi mới phương thức huy động nguồn lực xã hội, phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp phát triển văn hóa ở cơ sở.

Bằng tầm nhìn mới, thành phố Hà Nội quyết tâm đổi mới, sáng tạo, triển khai các giải pháp trọng điểm sẽ dẫn tới sự định hình một nền văn hóa thương mại - dịch vụ tương xứng với thời kỳ mới, mang đậm sắc thái Hà Nội, là nguồn lực quan trọng quyết định phát triển Thủ đô ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Kỳ cuối: Văn hóa kinh doanh là nguồn lực để phát triển Thủ đô

Nội dung: Thái Phương - Hải Yến

Ảnh: Khánh Huy

Thiết kế: Thanh Tuấn

Kỳ 1: Nét thanh lịch trong kinh doanh của người Hà Nội Kỳ 1: Nét thanh lịch trong kinh doanh của người Hà Nội

Nói về sự thanh lịch của người Hà Nội, từ xưa đã có câu:“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người ...

Kỳ 2: Văn hóa kinh doanh của Hà Nội đang dần…mai một? Kỳ 2: Văn hóa kinh doanh của Hà Nội đang dần…mai một?

Hiện tượng “chặt chém” vô tội vạ đang diễn ra hằng ngày của quán ăn, gánh hàng rong, taxi… khiến không chỉ văn hóa kinh ...

Kỳ 3: Quyết tâm loại bỏ những “con sâu làm rầu nồi canh” Kỳ 3: Quyết tâm loại bỏ những “con sâu làm rầu nồi canh”

Ngoài việc ban hành bộ Quy tắc ứng xử, các cơ quan chức năng ở Hà Nội còn mạnh tay xử lý các hành vi ...

Kỳ 4: Những hương ước làng nghề gìn giữ nét đẹp kinh doanh Kỳ 4: Những hương ước làng nghề gìn giữ nét đẹp kinh doanh

Với lịch sử ngàn năm văn hiến, người Hà Nội giữ trong mình những giá trị văn hóa được xây dựng từ các hương ước ...