Ngành chăn nuôi Thủ đô:

Giúp người tiêu dùng được tiếp cận và sử dụng sản phẩm đảm bảo ATTP

Ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, Sở sẽ tham mưu cho UBND TP Hà Nội tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, phát triển các chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn chất lượng, nâng cấp, phát triển chuỗi giá trị ngành hàng. Đồng thời đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền quảng bá các chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi an toàn trên toàn TP.
Các mô hình sản xuất theo chuỗi tại Hà Nội đã tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn được quản lý, sản xuất theo quy trình rõ ràng, minh bạch..., từ đó giúp người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm.
Các mô hình sản xuất theo chuỗi tại Hà Nội đã tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn được quản lý, sản xuất theo quy trình rõ ràng, minh bạch... từ đó giúp người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp Hà Nội, năm 2022 giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản, ước tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn TP trong thời gian qua nhìn chung ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Hiện nay, ngành chăn nuôi của TP đã quy hoạch được các vùng chuyên canh, tập trung và trang trại quy mô lớn, với 162 xã chăn nuôi trọng điểm gồm: 15 xã chăn nuôi bò sữa, 39 xã chăn nuôi bò thịt, 48 xã chăn nuôi lợn, 60 xã chăn nuôi gia cầm, với 6.515 trang trại chăn nuôi.

Chăn nuôi của TP đang hướng đến các mô hình chăn nuôi lớn, an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao, đồng thời đang từng bước tiến tới quy hoạch chăn nuôi gắn với giết mổ, sơ chế, chế biến nhằm phát triển các chuỗi và cung cấp thực phẩm an toàn cho người dân Thủ đô.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, ngành chăn nuôi TP tiếp tục xây dựng, duy trì và phát triển 53 chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Trong đó các chuỗi đã thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia hợp tác, xây dựng chuỗi. Đã xây dựng được nhiều nhãn hiệu được bảo hộ như gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình... Mỗi ngày các chuỗi cung cấp cho thị trường Hà Nội trên 60 tấn thịt lợn, 2 tấn thịt bò, 36 tấn gia cầm, 300.000 quả trứng, 40 tấn thịt chế biến, 80 tấn sữa tươi.

Các mô hình sản xuất theo chuỗi đã tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn được quản lý, sản xuất theo quy trình rõ ràng, minh bạch... từ đó giúp người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Qua việc liên kết các hộ chăn nuôi thành các tổ chức nông dân như Hội chăn nuôi - tiêu thụ, Hợp tác xã... đã tổ chức thành công hoạt động mua chung dịch vụ đầu vào, nên đã giảm được một số chi phí như thức ăn, thuốc thú y, con giống. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, đồng thời giúp giảm tối đa chi phí sản xuất, ổn định giá bán ra trên thị trường...

Đồng thời, bước đầu đã tạo ra các sản phẩm chăn nuôi an toàn được kiểm soát chất lượng ở tất cả các khâu; Giúp các tác nhân sản xuất nâng cao ý thức sản xuất đảm bảo an toàn, có trách nhiệm đối với người sử dụng; Tạo ra một hướng mới trong phát triển chăn nuôi tại Hà Nội trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu rộng. Mô hình chuỗi khép kín thành công, ngoài việc tạo thành một nghề chăn nuôi ổn định, nâng cao thu nhập cho nông dân còn góp phần lan tỏa sang các khu vực lân cận.

Theo ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, để thúc đẩy hợp tác trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ngành chăn nuôi của Hà Nội đạt hiệu quả, đơn vị sẽ tham mưu cho UBND TP Hà Nội tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, phát triển các chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn chất lượng, nâng cấp, phát triển chuỗi giá trị ngành hàng.

Đồng thời tăng cường công tác phối hợp trao đổi thông tin giữa khối công và khối tư trên địa bàn TP Hà Nội, đặc biệt là các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động theo chuỗi nhằm thúc đẩy hợp tác, tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền quảng bá các chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi an toàn trên toàn TP.

Phối hợp với các tỉnh, thành trên cả nước tuyên truyền về công tác phát triển chăn nuôi, xúc tiến thương mại, kết nối, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi an toàn và quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi giữa các tỉnh và Hà Nội.

Hà Nội hiện đang có trên 10 triệu dân đang sinh sống, làm việc, học tập trên địa bàn và hàng năm đón hàng triệu du khách trong nước, quốc tế thăm quan, làm việc do vậy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi của TP là rất lớn.

Theo thống kê, ước tính nhu cầu tiêu dùng đối với một số nhóm hàng chăn nuôi thiết yếu của TP Hà Nội như sau: Thịt lợn, nhu cầu của TP khoảng 19.300 tấn/tháng, khả năng đáp ứng 13.700 tấn/tháng đạt 71%, nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, TP khác khoảng 5.600 tấn/tháng (29%). Hay thịt trâu, bò nu cầu 1 tháng của TP khoảng 5.370 tấn/tháng, đáp ứng được 1.000 tấn/tháng đạt 18,6%, nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, TP khác là 4.370 tấn/tháng (81,4%).

Truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản tại Hà Nội: Tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng Truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản tại Hà Nội: Tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Hà Nội: Tạo ra các sản phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Hà Nội: Tạo ra các sản phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô

Đào Tuyết

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.