Cựu thanh niên xung phong hòa giải “mát tay”

Ông Trần Huy Cửu, một cựu thanh niên xung phong và là Trưởng thôn 2, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, Hà Nội, ông được chính quyền xã cũng như người dân đánh giá không chỉ làm tốt cương vị Trưởng thôn mà còn là một người giỏi về công tác hòa giải, được người dân tin yêu, nể trọng.
Lãnh đạo xã Thuần Mỹ cho biết, ông Cửu là một người Trưởng thôn năng nổ, nhiệt tình trong các công tác của địa phương, công tác hòa giải cơ sở được ông Cửu đảm nhiệm rất tốt, luôn nỗ lực xây dựng thôn xóm bình yên và phát triển.

Cựu thanh niên xung phong, Trưởng thôn Nguyễn Huy Cửu say mê công tác hòa giải cơ sở

Chia sẻ kinh nghiệm trong hòa giải cơ sở

Ông Cửu cho biết, thôn 2, xã Thuần Mỹ có 243 hộ với hơn 2.000 nhân khẩu, đời sống của Nhân dân trong thôn thì đa dạng, bên cạnh việc phát triển nông nghiệp thuần túy, những năm qua thôn đẩy mạnh phát triển kinh tế đi đôi với đời sống văn hóa xã hội. Nhờ vậy mà cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, việc mâu thuẫn trong Nhân dân là điều không thể tránh khỏi. Để tuyên truyền, hòa giải để người dân cùng đồng thuận thì rất cần sự tâm huyết của Trưởng thôn cũng như các hòa giải viên ở cơ sở. Có như vậy, mới đảm bảo được an ninh trật tự trong thôn xóm.

Song, theo ông Cửu hòa giải là việc khó, bởi không phải lúc nào hòa giải người ta cũng nghe ngay. Có những vụ việc phức tạp hòa giải nhiều lần vẫn chưa thành, những lúc này mình phải trăn trở, suy nghĩ và tìm phương hướng giải quyết để các bên đều lắng nghe, tâm phục khẩu phục mới được.

Sau nhiều năm làm công tác hòa giải ở cơ sở, ông Cửu cho biết, mâu thuẫn phát sinh trong Nhân dân chủ yếu là liên quan đến đất đai, tình cảm gia đình. Do đó, người làm công tác hòa giải cần phải am hiểu pháp luật nhất là Luật Đất đai, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Thừa kế… và phải nắm được Luật Hòa giải ở cơ sở.

Đặc biệt, làm hòa giải phải hòa mình vào quần chúng, phải có uy tín trong cộng đồng, gia đình mình phải nỗ lực xây dựng gia đình gương mẫu, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương thì lúc mình hòa giải các bên mới nghe.

Quá trình hòa giải, người hòa giải viên phải biết lắng nghe, hiểu rõ nội dung sự việc. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt; Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của Nhân dân; Phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; Quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.

Người làm hòa giải phải khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên. Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; Không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự…

Góp phần xây dựng thôn xóm bình yên

Từ suy nghĩ đến hành động, nhiều năm qua, ông Cửu đã hòa giải nhiều vụ việc phức tạp trong thôn. Điển hình là câu chuyện của một đôi vợ chồng trong thôn, do quan điểm khác nhau trong việc làm ăn kinh tế, trong khi người chồng tính tình cẩn thận, tính toán rõ ràng trước khi làm, còn người vợ thì mạnh bạo trong đầu tư. Từ đó mà dẫn đến mâu thuẫn giữa hai vợ chồng, không có tiếng nói chung nên cãi nhau, to tiếng suốt ngày. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến tình cảm gia đình của họ mà còn ảnh hưởng đến trật tự thôn xóm.

Sau khi nắm bắt sự việc ông Cửu đến gặp gỡ, chia sẻ với hai vợ chồng, việc gì cũng có cách giải quyết, tìm ra phương hướng tốt nhất để có thể vừa phát triển kinh tế, vừa giữ hạnh phúc gia đình… Sau khi được ông Cửu sẽ chia vợ chồng cùng đồng thuận và thực hiện.

Vụ việc nữa là việc vận động hiến đất làm đường, trong thôn có công trình được Nhà nước đầu tư, cần Nhân dân hiến đất để làm đường to, rộng ra. Sau khi nắm bắt được tinh thần, văn bản, ông Cửu cùng lãnh đạo thôn đã họp, bàn và Nhân dân đa số đồng thuận. Nhưng trong số đó cũng có cá nhân còn đòi hỏi, trông chờ người khác làm mình mới làm. Ông Cửu sau khi nắm bắt, giải thích, việc làm đường là vì tập thể chung, chứ không phải vì ai cả. Sau nhiều lần thuyết phục, các hộ đã đồng thuận thực hiện.

Vụ việc nữa cũng liên quan đến giải quyết việc vận động tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19, một số người lúc đầu còn e ngại việc tiêm vắc-xin nhưng với việc tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm này, nhiều gia đình đã đồng thuận và thực hiện ngay. Còn rất nhiều vụ việc mà ông Cửu đã hòa giải thành công tốt đẹp, góp phần xây dựng quê hương thôn 2 ngày càng giàu đẹp.

Lãnh đạo xã Thuần Mỹ cho biết, ông Cửu là một người Trưởng thôn năng nổ, nhiệt tình trong các công tác của địa phương, công tác hòa giải cơ sở được ông Cửu đảm nhiệm rất tốt, luôn nỗ lực xây dựng thôn xóm bình yên và phát triển.
Nữ trưởng thôn hòa giải thành nhiều vụ việc phức tạp
“Muốn hòa giải thành phải tìm hiểu và phân tích được cái đúng, cái sai của mỗi bên”
Tổ trưởng tổ dân phố dân vận khéo, hòa giải hợp lòng dân
Tỷ lệ hòa giải thành các năm đều đạt cao

Bạch Dương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.