e magazine
08:15 | 05/08/2023
Bài 4: Quy định pháp luật đặc thù phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

08:15 | 05/08/2023

ThS. Trần Dũng Hải, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, nêu, Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã khẳng định, công nghiệp văn hóa là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Bài 4: Quy định pháp luật đặc thù phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
Bài 4: Quy định pháp luật đặc thù phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

ThS. Trần Dũng Hải, Phó trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội chia sẻ, trong lịch sử và hiện tại, Hà Nội, Thủ đô của Việt Nam, đã đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, định hình và phát triển văn hóa đối với các tỉnh, thành phố khác trong khu vực và trên cả nước.

Về văn hóa truyền thống, Hà Nội là một trung tâm văn hóa lâu đời, với những giá trị văn hóa truyền thống và lịch sử độc đáo. Với vị trí là Thủ đô, Hà Nội đã duy trì và phát triển các nét đặc trưng văn hóa truyền thống như văn học, nghệ thuật, âm nhạc và văn hóa dân gian. Sự phong phú và đa dạng của văn hóa Hà Nội đã truyền cảm hứng và tác động đến các tinh thành phố khác, thúc đẩy sự phát triển và bảo tồn văn hóa địa phương.

Bài 4: Quy định pháp luật đặc thù phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa: Hà Nội có nhiều di sản văn hóa quan trọng, bao gồm Khu phố cổ Hà Nội, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hồ Gươm và nhiều ngôi đền và chùa khác. Sự tôn trọng và bảo tồn di sản văn hóa của Hà Nội đã trở thành động lực cho các tỉnh thành khác trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của họ. Nhiều thành phố khác đã học tập từ Hà Nội để thúc đẩy du lịch văn hóa và tạo ra nguồn thu kinh tế từ di sản của mình.

Về văn hóa đô thị hiện đại, Hà Nội không chỉ giữ được bản sắc văn hóa truyền thống mà còn phát triển thành một đô thị hiện đại với nhiều hoạt động văn hóa đa dạng. Các sự kiện văn hóa, triển lãm, festival và các hoạt động nghệ thuật diễn ra thường xuyên tại Hà Nội đã tạo ra một sân chơi và không gian giao lưu văn hóa cho các tỉnh thành khác. Các thành phố khác đã nhìn đến Hà Nội như một hình mẫu để xây dựng và phát triển các sự kiện và hoạt động văn hóa trong khu vực của họ.

Bài 4: Quy định pháp luật đặc thù phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Về học thuật và giáo dục, Hà Nội là một trung tâm học thuật quan trọng, với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và trung tâm giáo dục. Nhờ vào sự phát triển của giáo dục và nghiên cứu, Hà Nội đã trở thành một địa điểm thu hút sinh viên và nhà nghiên cứu từ khắp nơi. Các tỉnh thành khác thường liên hệ và hợp tác với Hà Nội trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa.

Như vậy, Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triển văn hóa đối với các tinh thành phố khác, thông qua việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, tạo nguồn cảm hứng cho các hoạt động văn hóa và giáo dục và giới thiệu văn hóa truyền thống và đô thị hiện đại của mình.

Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế tri thức đang có những bước chuyển mạnh mẽ sang nền kinh tế sáng tạo. Để tiếp tục giữ vững vai trò là trung tâm dẫn dắt, định hình và phát triển văn hóa đối với các tinh thành phố khác trong khu vực và trên cả nước trong thời đại mới, thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, của nền kinh tế sáng tạo, Hà Nội cần có những chính sách đặc thù để thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển và phải được cụ thể hóa bằng những quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi).

Bài 4: Quy định pháp luật đặc thù phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

ThS. Trần Dũng Hải, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội bày tỏ, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự tích lũy giá trị theo một chiến lược dài hạn, có định hướng nhất quán thông qua hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được đăng tải lấy ý kiến, ngoài các quy định mang tính định hướng về phát triển văn hóa nói chung, các ngành công nghiệp văn hóa nói riêng, Dự thảo đã có các quy định đặc thù để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Hà Nội như: Khoản 8 Điều 3 Dự thảo (Khu thúc đẩy thương mại và văn hóa) quy định: “Khu thúc đẩy thương mại và văn hóa là khu vực tập trung các hoạt động dịch vụ, thương mại với các điều kiện về an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường cao hơn so với quy định chung để thu hút du lịch, thúc đẩy các hoạt động thương mại trên địa bàn, cải thiện đời sống dân cư, bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.

Bài 4: Quy định pháp luật đặc thù phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

"Khu thúc đẩy thương mại và văn hoá" được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo đề xuất của cộng đồng dân cư, UBND xã, phường, thị trấn và doanh nghiệp được lựa chọn vận hành khu thúc đẩy thương mại và văn hoá”.

Có thể thấy, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang có sự phân biệt trong ưu đãi đối với các ngành công nghiệp văn hóa khác nhau, đặc biệt là với các dự án đầu tư mới cho các ngành công nghiệp văn hóa. Bên cạnh đó cũng có thể thấy việc giải thích thuật ngữ “Khu thúc đẩy thương mại và văn hóa” cũng đang cho thấy sự thiên lệch về hoạt động thương mại, dịch vụ dù Quy định về tiêu chí, điều kiện và quy chế hoạt động chung của các Khu thúc đẩy thương mại và dịch vụ lại nằm trong Điều 23.

Xét đến mối quan hệ qua lại trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, thực tiễn phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Hà Nội nói riêng, ở Việt Nam nói chung cũng như bài học kinh nghiệm từ các quốc gia có nền công nghiệp văn hóa phát triển trong khu vực, ông Hải kiến nghị xem xét sửa đổi Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) theo hướng:

Sửa thuật ngữ “Khu thúc đẩy thương mại và văn hóa” thành “Khu thúc đẩy văn hóa và thương mại”, lấy hoạt động văn hóa, bảo tồn các ngành nghề truyền thống làm nền tảng then chốt, hoạt động thương mại, dịch vụ là hoạt động bổ sung, sửa đổi này sẽ đáp ứng tốt cho nhu cầu của khách du lịch, khách tham quan, phục vụ phát triển hoạt động du lịch văn hóa, tránh tình trạng biến tướng, thương mại hóa các khu có tính chất đặc thù này trong thực tiễn triển khai sau này.

Nghiên cứu bổ sung các ngành công nghiệp văn hóa khác vào khoản 3 Điều 23 Dự thảo Luật.

Bài 4: Quy định pháp luật đặc thù phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

(Còn nữa)

Bài 2: Huy động trí tuệ Nhân dân với Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Bài 2: Huy động trí tuệ Nhân dân với Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Cần những chính sách đặc thù, “vượt trước” về văn hóa! Cần những chính sách đặc thù, “vượt trước” về văn hóa!
Bài 1: Sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô? Bài 1: Sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô?

Thanh Tuấn