e magazine
08:00 | 02/08/2023
Bài 1: Sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô?

08:00 | 02/08/2023

Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua vào ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Sau gần 10 năm đi vào đời sống, việc thực thi những cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô đã mang lại những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, còn nhiều vướng mắc, đòi hỏi phải sớm sửa đổi Luật này cho phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô.
Bài 1: Sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô?
Bài 1: Sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô?

Có thể thấy, những mặt tồn tại, hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ quan là cơ bản, nhưng cũng xuất phát từ một trong những nguyên nhân khách quan rất quan trọng là hệ thống pháp luật còn có những hạn chế, vướng mắc, thậm chí là điểm nghẽn cản trở sự phát triển.

Luật Thủ đô năm 2012 được Trung ương quan tâm chỉ đạo, các Bộ, ngành, địa phương ủng hộ và được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 4, ngày 21/11/2012 với mong muốn là một đạo luật quan trọng có tính chất đột phá, mở đường về mặt thể chế cho sự phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên, qua 8 năm thi hành Luật Thủ đô đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức thi hành Luật không cao, dẫn đến Luật Thủ đô khó đi vào cuộc sống.

Luật Thủ đô còn mang tính nguyên tắc, có tính mục tiêu, định hướng mà chưa có những quy định cụ thể để áp dụng trực tiếp mà xử lý các vấn đề phát sinh trong từng lĩnh vực quản lý, phát triển Thủ đô; Chưa có những quy định mang tính đặc thù, đột phá đúng với trị trí, vai trò của Thủ đô, nhằm tạo thể chế thuận lợi xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững. Một số Luật được ban hành sau Luật Thủ đô đã có những tác động, ảnh hưởng lớn, làm hạn chế đến việc thực hiện các quy định liên quan của Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Bài 1: Sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô?

Hiện, Hà Nội đang nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập của Luật Thủ đô, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn về thế chế, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp, giúp Thủ đô phát huy tiềm năng, thế mạnh, sửa dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”, xứng đáng với vị trí, vai trò Thủ đô, yêu cầu, kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân cả nước đối với Thủ đô Hà Nội, trong đó tập trong vào 4 vấn đề chính sách lớn:

Thứ nhất, đổi mới tổ chức bộ máy các cấp chính quyền TP theo hướng tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với trị trí, vai trò đặc biệt của Thủ đô.

Thứ 2, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ 3, nâng cao tính chủ động, ổn định, tăng nguồn thu của ngân sách, thu hút nguồn lực của xã hội phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển Thủ đô.

Thứ 4, tăng cường phân quyền, phân cấp trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự để nâng cao tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền TP Hà Nội.

Bài 1: Sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô?

Phát biểu tại Hội nghị lấy ý kiến của các đồng chí Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, khẳng định, Luật Thủ đô năm 2012 có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng quá trình triển khai, tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế, tồn tại, còn chủ yếu mang tính chất khung, nguyên tắc, định hướng, tính hiện thực còn hạn chế; thậm chí một số khoản, điều của luật khác ban hành sau cao hơn Luật Thủ đô. Mục tiêu tạo đột phá cho Thủ đô phát triển của Luật Thủ đô năm 2012 chưa đạt được.

Lưu ý một số vấn đề trọng tâm, trọng điểm trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, quá trình tổng kết Luật Thủ đô năm 2012 phải làm rõ được những hạn chế tồn tại, nhất là trả lời được câu hỏi tại sao quan trọng như Luật Thủ đô với nhiều điều khoản có tính mở đường, nhưng không đáp ứng được mục đích, yêu cầu; nguyên nhân do các điều luật hay do cách thức tổ chức thực hiện…

Bài 1: Sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô?

“Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có tầm nhìn bao quát, tương xứng với tiến trình phát triển của đất nước, của Thủ đô mạnh mẽ, toàn diện gắn với phương châm “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”; bao hàm các quy định về thiết chế, quyền hạn có tính đặc thù, phương thức vận hành, quản trị TP theo hướng “Xanh - Văn minh - Hiện đại” gắn với chính quyền đô thị; có tầm nhìn dài hạn theo các mốc mục tiêu như Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP; huy động hiệu quả các nguồn lực phát triển Thủ đô trở thành thành phố kết nối toàn cầu vào năm 2045” – đồng chí Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Nhằm kịp thời thể chế hóa quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và khắc phục tồn tại, hạn chế cũng như tạo cơ sở pháp lý vững chắc để quy định, thực hiện cơ chế vượt trội, đột phá, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, xây dựng Thủ đô Hà Nội “văn hiến - văn minh - hiện đại” như mục tiêu Bộ Chính trị đề ra việc xây dựng Luật thủ đô (sửa đổi) là rất cần thiết.

Bài 1: Sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô?

Thanh Tuấn