Hiểu về cách vận hành của công nghệ VAR như thế nào?

Với nguyên tắc quan trọng nhất khi vận hành trận đấu có VAR của FIFA là “VAR can thiệp tối thiểu, nhưng hiệu quả phải tối đa” nên VAR chỉ can thiệp khi cho rằng trọng tài đã đưa ra một quyết định sai rõ ràng hoặc bỏ qua một tình huống nghiêm trọng liên quan đến phạt đền, bàn thắng, thẻ đỏ trực tiếp và phạt thẻ nhầm người.
VAR được áp dụng ở trận Hà Nội FC và Hải Phòng. Ảnh: Minh Dân
VAR được áp dụng ở trận Hà Nội FC và Hải Phòng. Ảnh: Minh Dân

Thực tế, VAR hoạt động liên tục trong suốt thời gian diễn ra trận đấu (cả khi bóng ngoài cuộc) và kiểm tra mọi tình huống bằng cách xem lại tình huống quay chậm thông qua hệ thống kết nối với toàn bộ camera trên sân.

Có 2 cách để tổ trọng tài VAR kiểm tra các tình huống gồm “kiểm tra trong im lặng” (silent check) và kiểm tra để xác nhận (confirm) khi trọng tài VAR và trọng tài chính đồng quan điểm về một tình huống thì VAR chỉ cần xác nhận lại với trọng tài chính về tình huống đó thông qua bộ đàm.

Nhìn chung, những pha bóng VAR “kiểm tra trong im lặng” thường diễn ra như đúng cái tên của nó, khán giả khó lòng nhận biết khi theo dõi qua truyền hình. Đó là những tình huống trọng tài chính đã xử lý và đưa ra quyết định chính xác, không cần VAR can thiệp.

Theo ông Đặng Thanh Hạ - Trưởng ban Trọng tài Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, với nguyên tắc quan trọng nhất khi vận hành trận đấu có VAR của FIFA là “VAR can thiệp tối thiểu, nhưng hiệu quả phải tối đa” nên VAR chỉ can thiệp khi cho rằng trọng tài đã đưa ra một quyết định sai rõ ràng hoặc bỏ qua một tình huống nghiêm trọng liên quan đến phạt đền, bàn thắng, thẻ đỏ trực tiếp và phạt thẻ nhầm người.

Ở nhiều tình huống đã diễn ra tại V-League, người hâm mộ không thấy hình ảnh trọng tài chính phải đích thân ra xem lại tình huống ở màn hình đặt trên sân trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là vì những tình huống này là những tình huống rõ ràng chỉ cần VAR kiểm tra và thông báo cho trọng tài mà không cần phải xem lại màn hình. Còn các tình huống VAR đề nghị trọng tài vào xem lại màn hình để đưa ra quyết định là những tình huống mà quan điểm của VAR khác với quyết định của trọng tài trên sân.

Việc này đến từ hai cách thức VAR can thiệp khác nhau, gồm: “VAR only review” - Chỉ cần VAR kiểm tra và thông báo cho trọng tài chính và “on field review” - VAR đề xuất trọng tài vào xem lại tình huống trên màn hình và đưa ra quyết định cuối cùng.

Với những tình huống rõ ràng, VAR chỉ cần thông báo cho trọng tài và đưa ra tư vấn cũng như quan điểm mà không cần trọng tài chính phải xem lại (VAR only review). Một số tình huống có thể kể đến như xác định vị trí phạm lỗi của cầu thủ trong hay ngoài khu phạt đền, bóng đã qua vạch vôi hay chưa để xác định có bàn thắng hay không, hoặc xác định vi phạm việt vị (liên quan đến bàn thắng, phạt đền hoặc DOGSO).

Ngược lại, những tình huống VAR và trọng tài không thể đi đến cùng một quan điểm, hoặc những tình huống VAR cần trọng tài cân nhắc để đưa ra quyết định cuối cùng, màn hình xem lại sẽ được sử dụng (on field review).

Theo quy định, VAR phải kiểm tra từ thời điểm bóng trở lại trong cuộc (sau tình huống bóng chết cuối cùng, trước khi dẫn tới pha bóng cần VAR can thiệp). Vì thế, thời gian bóng “sống” ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian VAR can thiệp.

Asian Cup 2023 sẽ được áp dụng công nghệ VAR toàn giải
Trận giao hữu quốc tế giữa đội tuyển Trung Quốc và Việt Nam sẽ được áp dụng VAR
Có 4 trận đấu vòng mở màn V-League 2023/24 sẽ sử dụng VAR

TQ

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.