Hà Nội bồi đắp, tiếp nối dòng chảy giá trị văn hóa

Tiếp thu các quan điểm, luận điểm của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, Thủ đô Hà Nội đã và đang vận dụng sáng tạo vào thực tế đời sống để dòng chảy giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội mãi được đắp bồi, tiếp nối, thực sự trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của Thủ đô.
Tiết mục biểu diễn tại chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đề cương về văn hóa Việt Nam – Những dấu ấn lịch sử” làm nổi bật, khẳng định giá trị, vai trò và sức lan tỏa của Đề cương về văn hóa trong suốt chặng đường 80 năm qua
Tiết mục biểu diễn tại chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đề cương về văn hóa Việt Nam – Những dấu ấn lịch sử” làm nổi bật, khẳng định giá trị, vai trò và sức lan tỏa của Đề cương về văn hóa trong suốt chặng đường 80 năm qua

Với Hà Nội, nguồn lực quan trọng bậc nhất, cũng là lợi thế hàng đầu chính là nguồn tài nguyên văn hóa và nguồn lực con người. Là Thủ đô của cả nước, nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc, Hà Nội càng nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người.

Xuyên suốt 8 kỳ đại hội sau đổi mới (từ Đại hội X đến Đại hội XVII), Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn quán triệt sâu sắc và vận dụng linh hoạt, sáng tạo để việc phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nội, không tách rời quan điểm của Đảng ta về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam, song vẫn mang những nét đặc trưng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Thủ đô.

Yêu cầu đặt ra đối với công cuộc phát triển văn hóa, con người Hà Nội trong giai đoạn mới cần phải cao hơn, sâu hơn, hiệu quả hơn. Bởi, Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là bộ mặt của quốc gia - nơi hội tụ khí phách cha ông, hồn thiêng sông núi, mảnh đất địa linh nhân kiệt, tiêu biểu cho truyền thống văn hiến, anh hùng, hòa bình và hữu nghị của dân tộc Việt Nam - nơi vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Thủ đô Anh hùng”, ba lần được tặng thưởng “Huân chương Sao vàng”, được tổ chức quốc tế vinh danh là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố Vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”…; được đồng bào, chiến sĩ cả nước gửi gắm niềm tin và hy vọng.

Để hoàn thành trọng trách nặng nề và vẻ vang ấy, Đảng bộ, chính quyền, các tầng lớp nhân dân Thủ đô xác định quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết, sáng tạo, vừa phát huy bề dày truyền thống vẻ vang và những thành tựu đạt được, vừa khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tận dụng tối đa những thời cơ, vận hội, huy động được nguồn lực tổng hợp và nhất là niềm tin, sự đồng lòng, nhất trí, ý chí, khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững Thủ đô. Trên hành trình ấy, không thể thiếu sự soi sáng, dẫn đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, cụ thể hóa các quan điểm mới về phát triển văn hóa, con người Việt Nam tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng như bám sát tình hình thực tiễn của Thủ đô.

Tiếp thu các quan điểm, luận điểm của Đảng về văn hóa, Hà Nội xác định quan tâm, chú trọng vào các thành tố đặc biệt của Đề cường về văn hóa Việt Nam năm 1943 là “Tư tưởng, học thuật, nghệ thuật”; vận dụng sáng tạo các nguyên tắc vận động “Dân tộc, khoa học, đại chúng” vào thực tế đời sống, để củng cố, bồi đắp nền văn hóa mới trên nền tảng giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, đưa văn hóa thực sự trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng, nguồn lực mới trực tiếp quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của Thủ đô.

Lan tỏa tư liệu, hình ảnh 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam
Liên hoan Ca múa nhạc Hà Nội năm 2023 với chủ đề “văn hóa - hội tụ - bản sắc và phát triển”
Hội thảo khoa học cấp quốc gia "80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023)": Tỏa sáng những giá trị cốt lõi
Xúc động chương trình nghệ thuật "Đề cương văn hóa Việt Nam-Những dấu ấn lịch sử"

Quân Đào

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.