Động viên công nghiệp cần tương xứng với sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà

Nhìn lại chặng đường gần 20 năm thực hiệp pháp lệnh, cho thấy, quy mô, trình độ động viên công nghiệp chưa tương xứng với sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà. Cần có những chính sách, biện pháp mới nhằm động viên công nghiệp với quy mô lớn, trình độ cao cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, trong thời gian tới.
Động viên công nghiệp cần tương xứng với sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà
Lãnh đạo, chỉ huy Viện Thiết kế tàu quân sự giới thiệu một mẫu tàu do viện thiết kế

Bộ Quốc phòng cho biết, Pháp lệnh Động viên công nghiệp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 25/2/2003 và Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII thông qua ngày 26/1/2008, được sửa đổi, bổ sung ngày 22/12/2018.

Các Pháp lệnh được ban hành là cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương, đơn vị Quân đội quán triệt, tổ chức thực hiện động viên công nghiệp và xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng. Qua đó, đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, quản lý ngành đối với các hoạt động công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp.

Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai Pháp lệnh Động viên công nghiệp và hơn 12 năm thực hiện Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng, trước yêu cầu của thực tiễn, cần xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng về phát triển công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; khắc phục kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bất cập xuất hiện trong quá trình thực thi 2 Pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp trong tình hình hiện nay.

Động viên công nghiệp cần tương xứng với sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà
Tàu cứu hộ tàu ngầm do Nhà máy Z189 đóng mới cho Quân chủng Hải quân

Theo PGS. TS. Hoàng Minh Thảo, thực hiện đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng, nền công nghiệp nước ta đang phát triển mạnh mẽ cả bề rộng và chiều sâu. Điều đó, cho phép huy động với quy mô lớn, trình độ cao từ nền công nghiệp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Nhìn lại chặng đường gần 20 năm thực hiệp pháp lệnh, cho thấy, quy mô, trình độ động viên công nghiệp chưa tương xứng với sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà. Cần có những chính sách, biện pháp mới nhằm động viên công nghiệp với quy mô lớn, trình độ cao cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, trong thời gian tới.

Động viên công nghiệp là huy động một phần hoặc toàn bộ năng lực sản xuất, sửa chữa của doanh nghiệp công nghiệp ngoài lực lượng vũ trang (LLVT) để sản xuất, sửa chữa cho quân đội. Động viên công nghiệp được chuẩn bị từ thời bình và thực hiện động viên trong trường hợp động viên cục bộ, tổng động viên và chiến tranh.

Trước đây, tại hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp, Bộ Quốc phòng xác định, đã thực hiện đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng các dây chuyền động viên công nghiệp tại doanh nghiệp công nghiệp và đơn vị quân đội; tổ chức sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị cho quân đội bảo đảm số lượng, chất lượng theo chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; năng lực công nghệ các dây chuyền được duy trì ổn định, từng bước nâng cao, sẵn sàng động viên khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thì số lượng doanh nghiệp công nghiệp được khảo sát, lựa chọn để thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp còn ít so với số lượng thực tế doanh nghiệp công nghiệp trên toàn quốc; chưa đánh giá hết tiềm năng công nghiệp của quốc gia, từng vùng, từng địa phương phục vụ nhiệm vụ quốc phòng.

Việc giao nhiệm vụ, chỉ tiêu động viên công nghiệp cho các doanh nghiệp công nghiệp còn nhỏ lẻ, ngắn hạn, chưa đồng bộ, thiếu tính quy hoạch, kế hoạch. Số lượng các dây chuyền động viên công nghiệp được triển khai xây dựng còn ít; sản phẩm động viên công nghiệp chưa đa dạng; việc đầu tư, nghiên cứu, thiết kế chế tạo và chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, lĩnh vực mới chưa có tính đột phá. Công tác xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách về động viên công nghiệp còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội.

Động viên công nghiệp cần tương xứng với sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà
Đóng mới tàu xuất khẩu tại Nhà máy Z189

Bên cạnh đó, một số quy định tại Pháp lệnh có những điểm bất cập, chưa phù hợp và thống nhất với quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách và các văn bản liên quan về quản lý, huy động các doanh nghiệp công nghiệp phục vụ nhiệm vụ quốc phòng. Ngân sách Nhà nước hằng năm bảo đảm cho công tác động viên công nghiệp hạn hẹp; các chế độ, chính sách đối với doanh nghiệp công nghiệp thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp chưa phù hợp với điều kiện hiện nay.

Theo đó, để nâng cao chất lượng động viên công nghiệp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, trước hết tập trung xây dựng cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất nhằm thực hiện tốt chuẩn bị và động viên công nghiệp đáp ứng nhu cầu thường xuyên và chiến tranh nếu xảy ra cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Giải pháp này, giữ vị trí hàng đầu, bởi vì, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, mọi hoạt động kinh tế, quốc phòng... đều được tiến hành trong khuôn khổ quy định của luật pháp.

Trong khi đó, một số quy định tại pháp lệnh có những điểm bất cập, chưa phù hợp và thống nhất. Điều đó đòi hỏi, phải đồng bộ hóa, thống nhất hóa các quy định đã được luật pháp hóa, tạo hành lang pháp lý cho quá trình chuẩn bị động viên và động viên công nghiệp thời gian tới. Theo đó, từng cơ quan chức năng cần rà soát kỹ lưỡng các văn bản quy phạm pháp luật, nhằm phát hiện sự bất cập giữa pháp lệnh với các bộ luật có liên quan đến động viên công nghiệp.

Tiếp đến, cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch động viên công nghiệp bài bản, thống nhất nhằm chuẩn bị động viên công nghiệp toàn diện cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Giải pháp này rất quan trọng, bởi vì, mỗi dây chuyền, công nghệ sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị phục vụ nhu cầu quốc phòng đều đòi hỏi chi một lượng ngân sách lớn, rất tốn kém.

Theo đó, phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuẩn bị động viên công nghiệp đồng bộ, thống nhất. Trong khi, đến nay chúng ta chưa xây dựng được kế hoạch động viên công nghiệp ở tầm quốc gia. Rõ ràng, các cơ quan chức năng của Chính phủ, trực tiếp là Bộ Quốc phòng cần tích cực, chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất về động viên công nghiệp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Trong đó cần điều tra, khảo sát kỹ lưỡng năng lực sản xuất công nghiệp trên cả nước, chú trọng các địa bàn chiến lược. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể động viên công nghiệp khoa học, đáp ứng mọi nhu cầu sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đi cùng với thường xuyên rà soát để điều chỉnh, bổ sung kịp thời, tránh tình trạng phân bố không hợp lý giữa các địa bàn mang tầm chiến lược.

Cùng với đó, mở rộng lĩnh vực, địa bàn, nâng cao trình độ sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp ngoài quân đội đáp ứng mọi nhu cầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động ngày càng mạnh mẽ tới mọi mặt, mọi vùng miền của đất nước, điều đó cho phép mở rộng lĩnh vực, địa bàn và nâng cao trình độ động viên công nghiệp.

Trong khi, động viên công nghiệp hiện nay, vẫn chủ yếu ở ngành công nghiệp cơ khí với quy mô nhỏ, tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn, trình độ công nghệ không cao. Do đó, cần xây dựng kế hoạch mở rộng đầu tư động viên công nghiệp cho các ngành có hàm lượng tri thức cao, như: Điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, công nghiệp chế biến; kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với củng cố quốc phòng trên từng địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa nhằm tăng cường động viên công nghiệp cho các vùng, miền.

Đồng thời, phải đầu tư nâng cao trình độ công nghệ cho các dây chuyền sản xuất, sửa chữa đã được đầu tư chuẩn bị động viên công nghiệp trong thời gian qua.

Khảo sát, lựa chọn doanh nghiệp có khả năng sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật
Thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển Công nghiệp Quốc phòng, An ninh
Quyết định động viên công nghiệp
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước đối với công tác động viên quốc phòng

Xuân Thanh

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.