Công tác cải cách tư pháp:

Thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật

Công tác kiểm tra, xử lý văn bản có vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, góp phần bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), tăng cường hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân…
Hà Nội tiếp tục thực hiện có hiệu quả các văn bản QPPL
Hà Nội tiếp tục thực hiện có hiệu quả các văn bản QPPL

Nâng cao hiệu quả công tác xử lý văn bản QPPL

Nhằm tiếp tục tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP), ngày 21/4/2022, Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn số 1251/BTP- KTrVB về việc tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL. Theo đó, Bộ Tư pháp chỉ đạo Sở Tư pháp các địa phương tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp tiếp tục quan tâm, tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL của địa phương mình.

Trong đó, tập trung thực hiện tự kiểm tra, kiểm tra văn bản theo thẩm quyền thường xuyên, kịp thời, đúng quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp trong quá trình thực hiện tự kiểm tra, kiểm tra văn bản theo thẩm quyền.

Khi thực hiện kiểm tra văn bản theo địa bàn, chuyên đề, ngành, lĩnh vực được quy định tại Điều 116 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP), đề nghị thông tin kết quả thực hiện về Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL) để kịp thời tổng hợp, nắm bắt và xử lý thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản giữa các cấp, các ngành.

Cùng với đó, chủ động xử lý các văn bản trái pháp luật theo kết luận kiểm tra của Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng theo quy định.

Triển khai Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015

Sở Tư pháp TP Hà Nội cho biết, trong năm 2021, công tác xây dựng, thẩm định, góp ý văn bản QPPL được Sở Tư pháp thường xuyên theo dõi, hướng dẫn các Sở, ngành trong việc dự thảo, xây dựng văn bản QPPL của HĐND, UBND TP đảm bảo phù hợp các quy định mới của pháp luật, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định, nội dung văn bản phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn của TP.

Chất lượng dự thảo văn bản QPPL từng bước được củng cố, nâng cao. Văn bản được ban hành cơ bản đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất với hệ thống văn bản QPPL của Trung ương, TP, có tính khả thi cao, thuận lợi trong tổ chức thực hiện.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp, năm 2022 TP Hà Nội tiếp tục thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp luật có liên quan công tác cải cách tư pháp. Triển khai hiệu quả Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, sửa đổi năm 2020 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ, khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng pháp luật cho các Sở, ngành, địa phương.

Đồng thời, chỉ đạo các Sở, ban, ngành TP thường xuyên kiểm tra, rà soát các văn bản do HĐND, UBND TP ban hành nhằm phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo để xử lý; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản QPPL thi hành Luật Thủ đô của TP.

Tiếp tục tham mưu cho Thành ủy, chủ động phối hợp Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất chính sách lập hồ sơ đề nghị và xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) theo Kế hoạch phối hợp số 777/KH-BTP-UBNDTPHN theo lộ trình. Chỉ đạo triển khai những nội dung theo Kế hoạch số 63/KH-UBND về đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô và lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Gắn việc hoàn thiện chính sách, pháp luật với việc tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn TP; Chỉ đạo thực hiện Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật của TP.

TP giao Sở Tư pháp hướng dẫn các Sở, ngành trong việc dự thảo, xây dựng văn bản QPPL của HĐND, UBND TP. Thực hiện tốt công tác theo dõi, thống kê, báo cáo tình hình ban hành văn bản của UBND, HĐND TP. Thực hiện tốt việc tham mưu xây dựng danh mục văn bản QPPL của TP cần ban hành trong năm 2022 ngay từ đầu năm, làm cơ sở cho việc chỉ đạo của TP, theo dõi, đôn đốc của Sở Tư pháp. Đồng thời, tổ chức tập huấn công tác xây dựng, ban hành văn bản cho cán bộ làm công tác xây dựng văn bản trên toàn TP theo yêu cầu.
Nâng cao hiệu quả hoạt động chứng thực
Hà Nội: Tuyên truyền pháp luật theo từng chuyên đề cụ thể
Hoạt động bổ trợ tư pháp hỗ trợ đắc lực cải cách tư pháp
Nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp được thực hiện đồng bộ, sát thực tế
Nâng cao vai trò luật sư trong tiến trình cải cách tư pháp

Bạch Dương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.