Thị trường nội địa luôn là điểm tựa cho hàng Việt trụ vững

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thông qua việc Bộ Công thương cũng như các địa phương đã tổ chức nhiều chương trình kết nối giao thương, tạo chuỗi liên kết, đưa hàng Việt đến người tiêu dùng thời gian qua đã hỗ trợ DN ổn định sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các chương trình kích cầu tiêu dùng được triển khai chính là cơ sở để thương mại nội địa tiếp tục đà tăng trưởng tích cực trong thời gian tới, giữ vững vai trò trụ đỡ của nền kinh tế 		ẢNH: Văn Biên
Các chương trình kích cầu tiêu dùng được triển khai chính là cơ sở để thương mại nội địa tiếp tục đà tăng trưởng tích cực trong thời gian tới, giữ vững vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Ảnh: Văn Biên

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ngay sau khi kết thúc thời gian giãn cách phòng dịch Covid-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2021 đạt 4.789,5 nghìn tỷ đồng. Con số này cho thấy tiềm năng rất lớn của thị trường nội địa trong tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ hàng Việt.

Năm 2022, thị trường nội địa sẽ có sự hồi phục mạnh mẽ khi dịch COVID-19 dần được kiểm soát. Thị trường nội địa có nhiều tiềm năng không chỉ về mặt kinh tế mà còn là điểm tựa chắc chắn, an toàn cho DN phục hồi sản xuất kinh doanh.

Theo đó, DN và cơ quan quản lý cần xác định thị trường nội địa là nơi giúp DN đứng vững trong Covid-19. Nhưng để làm được điều này DN phải nâng cao năng lực tổ chức quản lý cũng như tăng cường khả năng liên kết và hợp tác với DN khác.

DN bán lẻ cần "bắt tay" chặt hơn với các nhà sản xuất trong việc tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh, đủ tiêu chuẩn chất lượng để thỏa mãn nhu cầu mua sắm đa dạng và ngày càng cao.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Thịnh (Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh), muốn hồi phục sản xuất, khai thác thị trường nội địa, bên cạnh việc đa dạng mẫu mã, áp dụng công nghệ tiên tiến còn đòi hỏi DN chú trọng xây dựng thương hiệu, bởi đây là yếu tố then chốt giúp hàng Việt cạnh tranh sòng phẳng với hàng nhập khẩu trên sân nhà.

Theo ông Thịnh, để hàng Việt tăng kim ngạch xuất khẩu,chiếm lĩnh thị trường nội địa đòi hỏi DN chủ động xây dựng, quảng bá thương hiệu hàng Việt tại thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời các thương hiệu Việt cần đẩy mạnh liên kết với nhau tạo thành "quả đấm thép" đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập.

Hiện, Chính phủ đang có những giải pháp nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa. Bên cạnh cơ hội này, DN cần nhanh chóng chuyển đổi số, đầu tư công nghệ, bắt kịp nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, hàng Việt Nam phải chinh phục tốt người tiêu dùng Việt Nam.

Theo số liệu từ Sở Công thương Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý I/2022 ước đạt 161.500 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 107.100 tỷ đồng, chiếm 66,3% tổng mức và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý là nhóm đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 12,9%; khách sạn, nhà hàng tăng 15,4%...

Hiện nay DN trong nước đang nỗ lực cải tiến sản xuất để tạo ra hàng hóa phong phú về chủng loại và chất lượng ngày càng được nâng cao. Do đó, việc tiếp sức và hỗ trợ DN sản xuất hàng Việt Nam phát triển, giữ vững thị trường nội địa được các Sở, ngành xác định là nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền GĐ Sở Công thương Hà Nội cho biết, trong tháng 5, chương trình khuyến mại tập trung TP Hà Nội được tổ chức với 1.000-1.200 điểm bán hàng. Trong tháng 7 là sự kiện khuyến mại "Hanoi Sales Promotion 2022"; tháng 11 là các sự kiện Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnight Sale 2022; "Hà Nội - Online xuống phố" gắn với ngày BlackFriday, với các hình thức khuyến mại lên tới 100%... “Những chương trình sẽ góp phần kích cầu mua sắm, đẩy mạnh hơn thương mại nội địa”, bà Lan nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc Bộ Công thương cũng như các địa phương đã tổ chức nhiều chương trình kết nối giao thương, tạo chuỗi liên kết, đưa hàng Việt đến người tiêu dùng thời gian qua đã hỗ trợ DN ổn định sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao, các chuyên gia cho rằng cần tăng cường hơn nữa mối liên kết giữa DN sản xuất và phân phối, góp phần ổn định giá thành sản phẩm, dịch vụ. “Chuỗi liên kết, hợp tác cần tổ chức toàn diện và đồng bộ, giảm tối đa chi phí, giới thiệu sản phẩm có chất lượng đến với người tiêu dùng, đồng thời tiếp cận các thị trường mới”, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền GĐ Sở Công thương Hà Nội cho biết, TP Hà Nội đã ban hành chương trình khuyến mại tập trung năm 2022, nhằm kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ trên địa bàn.
Hà Nội thúc đẩy ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng
Khuyến khích người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam
Hà Nội triển khai lắp đặt máy bán hàng tự động tại các địa điểm công cộng
Bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh cần lưu ý những gì?
Từng bước thay đổi thói quen, hành vi tiêu dùng

Khánh Phong

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.