Có nên ăn trứng gà hàng ngày?

Trứng gà là một trong những thực phẩm bổ dưỡng và phổ biến nhất trên thế giới, nhưng liệu việc ăn mỗi ngày một quả có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?
Có nên ăn trứng gà hàng ngày?
Có nên ăn trứng gà hàng ngày?

Lợi ích của trứng gà

Trứng gà chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bao gồm protein, vitamin, khoáng chất và axit béo. Mỗi quả trứng gà chứa khoảng 6-7 gram protein, giúp cơ thể duy trì và phát triển cơ bắp, cũng như cung cấp năng lượng.

Ngoài ra, trứng cũng là một nguồn cung cấp chất lecithin, giúp điều hòa lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch.

Phần lòng trắng của trứng chứa ít chất béo và calo, nhưng lại giàu khoáng chất như kali, riboflavin và magiê. Trong khi đó, lòng đỏ trứng chứa nhiều axit béo omega-3, vitamin A, B6, B12 và D, canxi, folate và cholesterol. Nhờ vào sự kết hợp của cả hai phần này, trứng gà trở thành một nguồn dinh dưỡng toàn diện cho cơ thể.

Chế độ ăn uống hợp lý với trứng gà

Tuy nhiên, việc ăn trứng gà mỗi ngày cũng cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Trẻ em và người lớn có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, do đó cần có các hướng dẫn cụ thể:

Trẻ em có thể ăn một quả trứng mỗi ngày để hỗ trợ sự phát triển trí não và nhận thức.

Người trưởng thành có thể ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày, nhưng cần kết hợp với chế độ ăn uống cân đối và lối sống lành mạnh.

Người bị bệnh gan nhiễm mỡ hoặc cao huyết áp nên hạn chế việc ăn trứng gà, chỉ nên ăn khoảng 2-3 quả mỗi tuần và nên ưu tiên các phương pháp chế biến trứng không có dầu mỡ.

Lưu ý, ngoài việc điều chỉnh số lượng trứng gà trong chế độ ăn uống, cũng cần lưu ý các điều sau để đảm bảo an toàn và tối ưu hóa hàm lượng dinh dưỡng:

Tránh kết hợp trứng gà với các thực phẩm chứa axit tannic như trà, có thể làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng.

Không nên ăn trứng gà sống hoặc không chín kỹ, có thể gây ngộ độc hoặc nhiễm khuẩn.

Hạn chế việc chiên trứng gà với các loại thực phẩm giàu chất béo hay cholesterol, như óc lợn, thịt thỏ, hoặc phô mai.

Luộc trứng gà đến độ chín vừa đủ để đảm bảo giữ lại hàm lượng dinh dưỡng.

Không uống thuốc kháng viêm sau khi ăn trứng gà để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

Vì sao phải ăn trứng vịt lộn kèm rau răm?
Những ai không nên ăn trứng?
Ai không nên ăn trứng vịt lộn?

HP (tổng hợp)

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.