Tỷ lệ dữ trữ đồng USD toàn cầu xuống mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ

Ngày càng nhiều quốc gia đã dần thoát khỏi sự phục thuộc vào đồng USD khi mà tỷ lệ dự trữ đồng tiền này liên tục ở rơi xuống mức thấp.
Tỷ lệ dữ trữ đồng USD toàn cầu xuống mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ
Đồng USD đang cho thấy sự sụt giảm mạnh về vị thế của mình trong thời gian gần đây.

Thông tin từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, tỷ lệ dự trữ vàng và ngoại tệ chính thức của đồng USD đã giảm xuống mức thấp gần ba thập kỷ, ở mức 58% trong quý IV/2022.

Tỷ trọng của các đồng tiền khác, bao gồm Đô la Australia (AUD), Đô la Canada (CAD) và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, đã tăng lên 9% trong quý IV/2020.

Hiện tại, các ngân hàng trung ương cũng đang giảm tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng đồng USD xuống mức thấp bằng với khoảng thời điểm năm 1995.

Các chuyên gia cho rằng việc giá trị đồng USD nhìn chung không biến động nhiều, nhưng tỷ trọng trong dự trữ ngoại hối toàn cầu giảm xuống cho thấy ngân hàng trung ương các nước đang dần chuyển hướng khỏi đồng tiền này.

Theo nhận định thì vị thế thống trị của đồng USD đang dần bị xói mòn trong bối cảnh lo ngại về nợ công của Mỹ tăng vọt và các biện pháp trừng phạt được áp đặt trên phạm vi rộng sử dụng đồng USD làm đòn bẩy.

Bên cạnh đó, việc sự sụt giảm giá trị của đồng USD cũng chịu tác động bởi việc đóng băng một nửa trong số 640 tỷ USD dự trữ vàng và ngoại hối của Nga. Sau khi phía Moscow thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Ngoài ra, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho biết, tỷ lệ đồng nhân dân tệ trong các giao dịch ngoại hối phi tập trung toàn cầu đã tăng từ gần 0% cách đây 15 năm lên 7% vào thời điểm hiện tại.

Mỹ đạt thỏa thuận về trần nợ công Mỹ đạt thỏa thuận về trần nợ công
Ông Tayyip Erdogan tái đắc cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhiệm kỳ thứ 3 Ông Tayyip Erdogan tái đắc cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhiệm kỳ thứ 3

Vũ Linh

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.