Cảnh báo về việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để giảm cân

Cảnh báo vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra về việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để giảm cân sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường và tim mạch.
Cảnh báo về việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để giảm cân
Chất làm ngọt nhân tạo không giúp mọi người giảm cân như ý muốn.

Theo đó, WHO cho biết trong hướng dẫn mới cảnh báo về các sản phẩm ăn kiêng thì chất làm ngọt nhân tạo không giúp mọi người giảm cân như ý muốn.

Tổ chức này thông tin rằng các sản phẩm có chứa aspartame và stevia - thường được bán trên thị trường dưới dạng thực phẩm ăn kiêng - có thể không giúp giảm mỡ trong cơ thể về lâu dài. Không những thế, chất làm ngọt nhân tạo cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch cũng như tử vong cao hơn.

Hướng dẫn mới của WHO áp dụng đối với tất cả các chất làm ngọt không đường, trong đó có cả cỏ ngọt và sucralose. Những sản phẩm như vậy đã được sử dụng rộng rãi và thường được thêm vào thực phẩm và đồ uống đã qua chế biến, như soda dành cho người ăn kiêng, hoặc được bán riêng.

Giám đốc WHO về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm - Francesco Branca đưa ra nhận định rằng nếu mọi người muốn giảm cân nên giảm hoàn toàn độ ngọt trong chế độ ăn uống. Và chất làm ngọt nhân tạo không phải là yếu tố thiết yếu trong chế độ ăn uống, cũng như không có giá trị dinh dưỡng. Các sản phẩm này thường được dùng để thay thế đường trong thực phẩm và đồ uống.

Bên cạnh đó, WHO cho biết cảnh báo này áp dụng cho tất cả mọi người, trừ những người đã mắc bệnh tiểu đường.

Trước đó, WHO đã đưa ra khuyến nghị rằng khuyên người lớn và trẻ em nên hạn chế lượng đường ăn vào ở mức 10% tổng năng lượng tiêu thụ.

WHO dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu về dịch Covid-19 WHO dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu về dịch Covid-19
Thế giới sẽ tiếp tục phải đối mặt với các đợt nắng nóng kỷ lục Thế giới sẽ tiếp tục phải đối mặt với các đợt nắng nóng kỷ lục

Vũ Linh

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.