Doanh nghiệp xuất khẩu của Hà Nội tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh

Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm trên địa bàn Hà Nội giảm nhẹ là do suy giảm xuất khẩu đã diễn ra từ những tháng cuối năm 2022 và được dự báo tiếp tục trong những tháng đầu năm nay.
Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, nhằm tranh thủ các cơ hội khi thị trường đang mở cửa trở lại, Hà Nội đã hướng dẫn các địa DN xuất khẩu tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ
Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, nhằm tranh thủ các cơ hội khi thị trường đang mở cửa trở lại, Hà Nội đã hướng dẫn các địa DN xuất khẩu tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ.

Tuy 2 tháng đầu năm 2023, cán cân thương mại đạt xuất siêu, song kim ngạch xuất khẩu của hầu hết nhóm hàng đều giảm, trong đó nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm tới 2 con số so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia cũng nhận định nhập khẩu giảm sút, trong đó nguyên liệu cho sản xuất, ngược với chu kỳ những năm trước, là tín hiệu cho thấy hoạt động sản xuất gặp khó khăn.

Bà Trần Thị Phương Lan cho biết, nhằm tranh thủ các cơ hội khi thị trường đang mở cửa trở lại, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Hà Nội đã hướng dẫn các DN xuất khẩu tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ; hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Những chính sách mới về nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới được cập nhật thường xuyên, kịp thời đến các DN trên địa bàn TP.

Cùng với đó, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại của TP đang được đẩy mạnh để giúp các DN tìm các đối tác xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời, cũng khuyến cáo DN đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa ngành hàng để giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường, ngành hàng truyền thống và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu bằng việc tổ chức 2 lớp tập huấn phổ biến cập nhật quy định về xuất xứ hàng hóa sang các thị trường EU, ASEAN, Hàn Quốc.

Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức các sự kiện như Hội nghị kết nối DN TP Hà Nội và DN Singapore năm 2023 để hỗ trợ DN tìm kiếm đối tác trong các ngành dệt may, điện tử, logistics, phân phối hàng hóa, thực phẩm và đồ uống trong tháng 3.

Tổ chức đoàn giao dịch xúc tiến thương mại, làng nghề tại Lào năm 2023, diễn ra từ ngày 20/4/2023 đến ngày 24/4/2023 tại Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Luông Pha Băng và một số vùng lân cận để hỗ trợ cho các DN, cơ sở sản xuất Hà Nội kết nối giao thương với các DN Lào, các địa phương của Lào nhằm trao đổi thông tin, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm vào các kênh phân phối của Hà Nội và các sàn thương mại điện tử, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các DN của Hà Nội; tư vấn hỗ trợ phát triển một số làng nghề, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm làng nghề.

Cũng theo bà Trần Thị Phương Lan, bên cạnh các hoạt động trên, các DN xuất nhập khẩu trên địa bàn tiếp tục được hỗ trợ, cung cấp thông tin để tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu do Bộ Công Thương tổ chức (Đoàn giao dịch xúc tiến thương mại tại Qatar và Ethiopia; Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Thế giới (WEDF) tại Ulaanbator Mông Cổ; Đoàn giao dịch thương mại tại Uzbekistan và Bulgaria); Đoàn giao dịch thương mại tại Úc...).

Trong thời gian tới, TP Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh triển khai “Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030” theo Quyết định 1856/QĐ-UBND ngày 30/3/2023 để hỗ trợ các DN phấn đấu hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm 2023 tăng 6% so với năm 2022.

Theo Sở Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4 của TP Hà Nội ước tính đạt 1.518 triệu USD, tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong tháng 4/2023, các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ là máy móc, thiết bị, phụ tùng đạt 179 triệu USD, tăng 7,4%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 133 triệu USD, tăng 13,7%; xăng dầu đạt 130 triệu USD, tăng 7,7%; hàng nông sản đạt 103 triệu USD, tăng 63,2%; điện thoại và linh kiện đạt 18 triệu USD, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước; hàng hóa khác đạt 433 triệu USD, tăng 9,3%.

Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ là hàng dệt, may đạt giảm 28,5%; gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm 15,8%; giày dép các loại và sản phẩm từ da giảm 1%; thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh đạt 23 triệu USD, giảm 34,4%.

Riêng nhóm hàng máy tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 211 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm trước. Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ là máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị, phụ tùng; xăng dầu; hàng nông sản; điện thoại và linh kiện..

Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 5,3 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 2,9 tỷ USD, tăng 0,8%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2,4 tỷ USD, giảm 3,8%.

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế
Hà Nội: Định hướng cho doanh nghiệp xuất khẩu tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thủy sản

Ngô Sơn

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.