Đi làm việc tại Hàn Quốc, người lao động có thể được vay vốn 100 triệu đồng

Thời hạn cho vay do thoả thuận giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và người lao động nhưng không quá 5 năm 4 tháng...
Đi làm việc tại Hàn Quốc, người lao động có thể được vay vốn 100 triệu đồng

Đi làm việc tại Hàn Quốc, người lao động có thể được vay vốn 100 triệu đồng

Bộ LĐ-TB&XH vừa trình Chính phủ dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện hỗ trợ cho vay để ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng chính sách đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS) .

Theo đó, người lao động thuộc đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nhu cầu vay vốn đi làm việc ở Hàn Quốc theo Thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam trong Chương trình EPS được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

Thời hạn cho vay do thoả thuận giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và người lao động nhưng không quá 5 năm 4 tháng.

Về xử lý tiền ký quỹ, dự thảo nêu rõ, đối với trường hợp đã ký quỹ mà có hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì tiền ký quỹ được chuyển vào ngân sách nhà nước cấp tỉnh nơi người lao động đăng ký thường trú trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc.

Khoản tiền người lao động vay Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ thì tiền ký quỹ được xử lý theo thứ tự: Trả khoản vay của Ngân hàng Chính sách xã hội; chuyển vào ngân sách nhà nước cấp tỉnh nơi người lao động đăng ký thường trú trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc số tiền còn lại sau khi trả nợ vay Ngân hàng Chính sách xã hội.

Hà Nội: Hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động năm 2023
Hàn Quốc: Xem xét cho người lao động nghỉ nuôi con trong 18 tháng
Hàn Quốc hủy bỏ tất cả các sự kiện cổ động World Cup 2022

Ngô Sơn

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.