Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số

Diễn đàn pháp luật thường niên là sự kiện quan trọng nhất trong năm của Nhóm quan hệ đối tác pháp luật, được tổ chức nhằm cập nhật và chia sẻ thông tin về những kết quả đạt được, nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ ưu tiên của các cơ quan, tổ chức Việt Nam trong tiến tŕnh cải cách pháp luật, cải cách tư pháp hiện nay…
Ngành Tư pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT, từng bước chuyển đổi số
Ngành Tư pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT, từng bước chuyển đổi số.

Vừa qua, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tổ chức Diễn đàn pháp luật thường niên với chủ đề “Chuyển đổi số trong ngành Tư pháp”.

Chuyển đổi số là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trước yêu cầu và sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạnh khoa học công nghệ. Ngành Tư pháp xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã có nhiều nỗ lực, đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số đáp ứng các yêu cầu đề ra trong các kế hoạch, chương tŕnh hành động của Chính phủ về chuyển đổi số và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận từ thay đổi nhận thức, hoàn thiện thể chế đến nâng cao hạ tầng số, thực hiện dữ liệu số, triển khai một số phần mềm, cơ sở dữ liệu.

Như hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch; cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật; phần mềm quản lý văn bản và điều hành; hệ thống phần mềm lý lịch tư pháp; phần mềm quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê thi hành án dân sự; phần mềm quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý; cổng thông tin đấu giá tài sản; nền tảng kết nối, chia sẻ dùng chung của Bộ.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Bộ, ngành Tư pháp xác định rõ chuyển đổi số là một nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ công của ngành Tư pháp. Đến nay, toàn bộ các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp đã được đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia, các dịch vụ công thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Tư pháp như đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử, cấp phiếu lư lịch tư pháp cũng được 63 tỉnh, thành trên cả nước cung cấp qua cổng dịch vụ công. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc từng bước được hình thành.

Những kết quả này đã góp phần làm đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho người dân, DN thực hiện các quyền, giảm thủ tục hành chính, phiền hà, thời gian, chi phí cho người dân, DN; giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý, điều hành hiệu quả, từ đó thúc đẩu tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, công tác chuyển đổi số của Bộ, ngành Tư pháp cũng vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ chưa đáp ứng tốt được yêu cầu phát triển Chính phủ điện tử, yêu cầu chuyển đổi số của ngành Tư pháp; nguồn nhân lực duy trì, vận hành, đảm bảo an toàn thông tin và khắc phục sự cố còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu…

Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi cho rằng, chuyển đổi số có thể góp phần đạt được các mục tiêu xây dựng một hệ thống tư pháp hiện đại và chuyên nghiệp, minh bạch, có trách nhiệm giải trình và dễ dàng tiếp cận đối với tất cả mọi người. Những sáng kiến tư pháp điện tử được thiết kế tốt có thể giúp tăng cường tiếp cận công lý một cách hiệu quả cho người dân và cộng đồng dễ bị tổn thương.

Tại Diễn đàn, đại diện các Bộ, ban, ngành đã tập trung thảo luận các nội dung, cách thức chuyển đổi số nhằm góp phần tăng cường tính nhất quán của hệ thống pháp luật, nâng cao nhận thức về các quyền hợp pháp và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tư pháp của các cộng đồng dễ bị tổn thương.

Bên cạnh đó, thông qua diễn đàn, các bên được cập nhật và chia sẻ thông tin về những thành tựu, nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ ưu tiên của các cơ quan, tổ chức Việt Nam trong tiến trình cải cách tư pháp, cải cách pháp luật hiện nay, từ đó tạo tiền đề, cơ sở cho việc thúc đẩy các quan hệ hợp tác, mở ra các cơ hội hợp tác mới.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, kết quả của Diễn đàn nay mới chỉ là bước đầu, để thực hiện được chuyển đổi số quốc gia một cách hiệu quả, thực chất, đòi hỏi Bộ, ngành Tư pháp phải có chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, lấy người dân, DN là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và động lực, nguồn lực của chuyển đổi số.
Tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số quốc gia
Hà Nội: Đẩy nhanh chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Chuyển đổi số là nói đến con người chứ không phải công nghệ

Bạch Dương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.