Ra mắt hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại: Bước đệm đưa ngành xuất khẩu Việt Nam vươn xa thế giới

Ngày 21/3/2023, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Tổng kết dự án Sreca ra mắt hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain)”. Hội thảo do Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức.
Ra mắt hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại: Bước đệm đưa ngành xuất khẩu Việt Nam vươn xa thế giới

Các đại biểu tham dự tổng kết dự án Sreca và lễ ra mắt hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain)

Hội thảo tổ chức báo cáo kết quả Dự án Hỗ trợ Hợp tác kinh tế khu vực châu Á (SRECA) tại Việt Nam, đồng thời giới thiệu Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại Itrace247 hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hơn nữa việc tận dụng công cụ số.

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục XTTM và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức, hai bên đồng triển khai Dự án SRECA tại Việt Nam trong 3 năm (2019-2022). Dự án tập trung nâng cao năng lực của các tổ chức xúc tiến thương mại, tổ chức hỗ trợ thương mại, hợp tác xác và doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng được các cơ hội từ hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) để xuất khẩu thành công nông sản sang thị trường Trung Quốc.

Phát biểu khai mạc tại sự kiện, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục XTTM cho biết: Trong bối cảnh kinh tế thị trường, truy xuất nguồn gốc (đảm bảo chất lượng, an toàn và sự minh bạch của sản phẩm, hàng hóa) lại càng được quan tâm nhiều hơn và là quy định bắt buộc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nói một cách khác, đó chính là truy xuất nguồn gốc và hoạt động này góp phần tạo nền tảng cho việc sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế số, giúp doanh nghiệp đáp ứng quy định của quốc tế và quốc gia nhập khẩu, từ đó giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp.

Ra mắt hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại: Bước đệm đưa ngành xuất khẩu Việt Nam vươn xa thế giới
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục XTTM phát biểu khai mạc hội thảo

Báo cáo kết quả Dự án SRECA tại Việt Nam, các lĩnh vực hoạt động dự án bao gồm: Các SMEs tại các quốc gia Cam Pu Chia, Lào, Mông Cổ, Việt Nam tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ XTTM, xuất khẩu nông sản. Tăng cường các mối liên kết hợp tác khu vực xuyên biên giới giữa các quốc gia tham gia dự án với Trung Quốc. Thí điểm các dự án hợp tác 3 bên giữa các quốc gia tham gia dự án với Trung Quốc trong lĩnh vưc hợp tác kinh tế khu vực. Tăng cường trao quyền cho doanh nghiệp do nữ làm chủ và sử dụng các công cụ kỹ thuật số như các chủ đề xuyên suốt.

Kết quả ban đầu của Dự án là: Tập đoàn PAN Group đã ký MoU với Doanh nghiệp Mông Cổ và hiện đang cung cấp một số mặt hàng cho kênh phân phối bên Mông Cổ. Tăng cường quan hệ hợp tác giữa Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI với các đối tác phía Mông Cổ (MCCI, Tổ chức sử dụng lao động Mông Cổ). Thiết lập và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giữa các quốc gia đến thăm tiếp tục đàm phán xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh.

Ra mắt hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại: Bước đệm đưa ngành xuất khẩu Việt Nam vươn xa thế giới
Bà Hoàng Thị Thu Hương, cán bộ Dự án SRECA- VIETRADE báo cáo kết quả

Cũng tại hội thảo, các bộ, ngành; các tổ chức hỗ trợ XTTM, các tổ chức đa phương trong nước và quốc tế, các hội, hiệp hội ngành hàng, hợp tác xã, các doanh nghiệp đã được nghe giới thiệu Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại Itrace247. Đây là hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hơn nữa việc tận dụng công cụ số, xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của sản phẩm trên thị trường, cả nội địa và xuất khẩu, theo đúng định hướng của quốc gia hướng đến, hỗ trợ người tiêu dùng không những được trải nghiệm quá trình sản xuất ra sản phẩm mà còn có cơ hội hiểu thêm về giá trị về lịch sử, địa lý, hiểu rõ về cách thức chăm sóc và quy trình để tạo nên sản phẩm.

Xuất khẩu xanh - chìa khóa giúp doanh nghiệp vượt sóng vươn xa
Kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu
Đẩy mạnh giao thương để nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vươn ra thị trường thế giới

Bùi Thị Tình

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.