Làng tăm hương Quảng Phú Cầu rực rỡ sắc màu hút khách du lịch

Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hoá tổng hợp đưa du khách tới tham quan, cảm nhận các giá trị văn hóa, ấn tượng sâu sắc từ những chi tiết nhỏ của nghề và mua sắm những hàng hóa đặc trưng. Làng Quảng Phú Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) có lịch sử làm hương truyền thống suốt hơn 1 thế kỷ qua. Thời gian gần đây, người dân nơi đây đã khái thác giá trị làng nghề nghề bằng cách bài trí những bó tăm hương bắt mắt, đầy sắc màu nghệ thuật, trở thành địa điểm check in “sống ảo” lý tưởng của giới trẻ và khách du lịch.
Làng tăm hương Quảng Phú Cầu rực rỡ sắc màu hút khách du lịch
Làng tăm hương Quảng Phú Cầu rực rỡ sắc màu hút khách du lịch

Ấn tượng làng hương

Cách trung tâm Thủ đô khoảng 35 km, làng Quảng Phú Cầu có truyền thống làm tăm hương hơn 100 năm, ngôi làng sản xuất hàng hóa bán ra nhiều quốc gia như Ấn Độ, Malaysia... Những năm gần đây, Quảng Phú Cầu phát triển du lịch, trở thành địa điểm chụp ảnh nổi tiếng. Ngôi làng từng xuất hiện trên một số trang báo, hãng tin quốc tế như AFP của Pháp hay South China Morning Post của Trung Quốc.

Anh Nguyễn Đình Đảm, trưởng thôn Cầu Bầu chia sẻ với phóng viên: Hiện nay xã và huyện đang cho làm điểm mô hình quảng bá làng nghề và tạo dựng hình từ tăm hương phục vụ khách du lịch thăm quan làng và chụp ảnh lưu niệm. Chính quyền địa phương nhất trí cho dân mượn sân đình trong vòng 6 tháng để làm điểm việc này.

Để đảm bảo và tính bền lâu, chính quyền yêu cầu các đơn vị tham gia ký cam kết an toàn: cháy nổ, vệ sinh, vệ sinh thực phẩm… và đảm bảo văn minh văn hóa. Trong tương lai xã cũng đang xin UBND huyện cho phép sử dụng hơn 10000 m2 đất ao hồ nhưng nước không thông làm ô nhiễm dùng để tạo điểm du lịch, để xe đón khách. Kinh phí sẽ dùng nguồn từ xã hội hóa.

Những ngày đầu năm nay, địa điểm này trở nên hot hit trên mạng xã hội khi được nhiều travel blogger và reviewer đến check in. Làng nghề biết tận dụng cái đẹp, cái bắt mắt của nghề để làm du lịch. Chị Trần Thị Minh đại diện cho nhóm thành viên đang tạo dựng điểm du lịch check- in chia sẻ:

Điểm du lịch check- in tạo hình từ tăm hương mới được dựng từ tháng 2. Khi mà xã họp Quân dân chính Đảng có phổ biến vấn đề làm di lịch làng nghề, chị em chúng tôi rất ủng hộ. Làng nghề truyền thống nó có những nét đẹp, độc đáo nếu chỉ nhìn sản phẩm không thấy hết nét đẹp trong lao động, công phu, tỉ mỷ trau chuốt của nghề. Nhờ sự linh hoạt trong việc tận dụng những sắc màu rực rỡ của các bó hương, bà con làng nghề đã tạo nên những khung cảnh đặc biệt thu hút du khách gần xa...

Trong hành trình khám phá Làng hương Quảng Phú Cầu, bạn Tuấn Hải đã có cơ hội ngồi lại cùng người dân địa phương, nghe họ kể về những điều kiện để làm nên những bó hương hoàn chỉnh, nguyên liệu để làm hương cần phải được lựa chọn cẩn thận bởi nghề này vốn mang nhiều yếu tố tâm linh.

Bạn Tuấn Hải chia sẻ: Cá nhân mình là một người trẻ có cơ hội đặt chân đến nhiều địa điểm khác nhau, mình vẫn thích đến làng nghề truyền thống. Như Làng hương Quảng Phú Cầu sản xuất hương truyền thống. Thấy việc làm ra cây hương rất công phu, tỉ mỷ và đặc biệt là nhiều hộ gia đình nơi đây đã tận dụng màu sắc rực rỡ của những bó hương, tỉ mỉ tạo nên những không gian check in vừa lạ, vừa ý nghĩa, vừa đẹp mắt rất ấn tượng. Theo mình vị trí quan trọng của làng nghề chính là việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Người nông dân làm du lịch

Từ khi phát triển làm du lịch không chỉ khách ở trong nước mà cả quốc tế đến tham quan. Nhu cầu khách mua hương, tăm về sử dụng, làm quà nhiều hơn, từ đó thu nhập của người dân ở làng nghề cũng tăng cao. Nhóm tình nguyện làm du lịch check- in của chị Trần Thị Minh chi sẻ: Nhóm chỉ có 7 người hàng ngày bê các bó tăm hương ra tạo hình đến tối lại thu vào nếu thấy mưa là phải nhanh chóng thu cất ngay không nước mưa là hỏng hết, 7-10 ngày lại phải xử lý lại các bó tăm hương một lần.

Hiện nay nhóm làm tất cả các việc từ đón đoàn, giới thiệu làng nghề và đưa đoàn đi thăm các xưởng sản xuất. Nhìn chung cũng rất vất vả, hiện nhóm đã đầu tư hơn 200 triệu để tạo điểm di lịch này. Cũng nhờ đến sự giúp đỡ của các bạn trẻ, nhờ những bức ảnh đẹp do các bạn chụp đã giúp làng nghề truyền thống quê chị được mọi người biết đến rộng rãi hơn. Mỗi ngày khách đến cũng đông dần, ngày cao nhất cũng khoảng 200 khách.

Quảng Phú Cầu, từ chỗ chỉ là nghề phụ, người nông dân tranh thủ làm khi nông nhàn, đến nay, nghề làm tăm hương đã phát triển mạnh, trở thành nghề chính, đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân nơi đây. Anh Nguyễn Đình Đảm cũng cho biết: Trong xã hiện nay 100% người dân đều làm nghề. Thu nhập cũng từ 100 đồng đến triệu đồng/ người/ ngày với những nghề lao động phổ thông. Trong xã có 60 DN thu mua hàng và 189 DN chạy máy làm nghề. Đến nay thu nhập bình quân đầu người dân trong xã 63 triệu/ người/ năm.

Tăng cường triển khai các hoạt động liên kết để thu hút khách du lịch
Nhiệm vụ trọng tâm để phát triển du lịch chuyên nghiệp và chất lượng hơn
Ngành du lịch chuyển mình thu hút khách quốc tế

Nguyễn Vũ - Hải Anh

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.