Tầng ozone phục hồi hoàn toàn trong 40 năm tới

Đây là nhận định được đưa ra trong một báo cáo khoa học của Liên hợp quốc (LHQ) công bố tại hội nghị của tổ chức này.
Tầng ozone phục hồi hoàn toàn trong 40 năm tới
Tầng ozone phục hồi hoàn toàn trong 40 năm tới.

Theo đó, vào năm 1987, gần 200 quốc gia đã nhất trí về Nghị định thư Montreal nhằm cấm các hóa chất gây phá hủy tầng ozone.

Và trong báo cáo khoa học của Liên hợp quốc (LHQ) mới công bố, đã có hơn 200 nhà khoa học nhận thấy thỏa thuận này đã đem lại tác dụng như kỳ vọng và phù hợp với các dự đoán trước đó.

Cụ thể thì tầng ozone – “lá chắn” giúp Trái đất tránh khỏi các bức xạ cực tím có hại từ Mặt trời có thể phục hồi hoàn toàn trong vòng 40 năm tới. Tầng ozone nằm ở độ cao khoảng 11-40 km so với bề mặt Trái đất, thuộc tầng bình lưu và có vai trò bảo vệ hành tinh khỏi tia cực tím (UV).

Vào khoảng năm 2066, tầng ozone sẽ được phục hồi ở khu vực Nam Cực, nơi có sự suy giảm tầng ozone diễn ra rõ rệt nhất. Lỗ thủng tầng ozone ở Bắc cực sẽ được “vá” hoàn toàn vào khoảng năm 2045 trong khi tầng ozone bao quanh các khu vực khác trên thế giới sẽ phục hồi trong khoảng 20 năm.

Nhờ có tầng ozone mà con người và hầu hết các loài động thực vật tránh được bức xạ từ ánh nắng Mặt trời, đặc biệt là tia UV-B (làm cho da bị cháy nắng) ở cường độ cao có thể dẫn đến nhiều loại ung thư.

Ngoài ra, Liên hợp quốc cũng xem xét hiệu quả của các kỹ thuật tác động trực tiếp lên địa cầu nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Một trong những biện pháp được đề xuất là đưa các hạt vào tầng trên của bầu khí quyển để hạ nhiệt độ hay phun aerosol tầng bình lưu (SAI). Tuy nhiên, nghiên cứu cảnh báo kỹ thuật tiềm năng này có nguy cơ đảo ngược sự phục hồi của tầng ozone.

Ukraine ghi nhận tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 7 năm qua Ukraine ghi nhận tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 7 năm qua
Biến thể phụ XBB.1.5 lây lan nhanh có khiến dịch bệnh phức tạp hơn Biến thể phụ XBB.1.5 lây lan nhanh có khiến dịch bệnh phức tạp hơn

Hoàng Vũ

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.