Đồng hành, nâng cao nhận thức pháp luật của phụ nữ

5 năm thực hiện Kế hoạch liên ngành số 54/KH-STP-HLHPN ngày 28/5/2018 giữa Sở Tư pháp và Hội LHPN TP Hà Nội về việc “Đẩy mạnh công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018-2022” đã mang lại hiệu quả, thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của phụ nữ chấp hành pháp luật trong cộng đồng…
-	Nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho hội viên HPN cấp cơ sở
Nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho hội viên HPN cấp cơ sở

Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Kế hoạch, nhiều mô hình tuyên truyền, vận động phụ nữ chấp hành pháp luật tại cộng đồng dân cư được thành lập mới, nhân rộng và triển khai hiệu quả, tạo nên các diễn đàn về tìm hiểu và thực thi pháp luật bổ ích cho phụ nữ.

Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được chú trọng triển khai hàng năm. Thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của phụ nữ, nhất là phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số về việc tích cực, chủ động tham gia công tác hòa giải ở cơ sở, cũng như sử dụng phương thức hòa giải ở cơ sở để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh.

Công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ được phối hợp triển khai thường xuyên, chú trọng các xã vùng sâu, vùng xa, xã có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Hà Nội.

Hàng năm từ TP đến quận huyện, thị xã luôn quan tâm bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, trung bình khoảng 80% số hòa giải viên được bồi dưỡng kiến thức pháp luật trực tiếp. TP quan tâm chỉ đạo phát báo (Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội thuộc Báo Kinh tế và Đô thị) cho 100% tổ hòa giải trên địa bàn TP. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL gắn với hoạt động hòa giải ở cơ sở. Kết quả cho thấy số vụ việc mẫu thuẫn ngày càng giảm. Tỷ lệ hòa giải tăng.

Theo đó, giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016: Năm 2014: hòa giải thành 7.872/9763 vụ (đạt tỷ lệ 80,6%), năm 2015: hòa giải thành 8082/9947 vụ (đạt tỷ lệ 81,2%), năm 2016: hòa giải thành 6157/7476 vụ (đạt tỷ lệ 82,4%). Trung bình: 81,4%/năm.

Giai đoạn từ năm 2017 đến tháng 10/2022: Năm 2017: hòa giải thành 6.622/7957 vụ (đạt tỷ lệ 83,2%), Năm 2018: hòa giải thành 5562/6445 vụ (đạt tỷ lệ 86,3%), Năm 2019: hòa giải thành 4.158/4.858 vụ (chiếm 85,6%); năm 2020: hòa giải thành 4475/5299 vụ (đạt tỷ lệ 84,45%), năm 2021: hòa giải thành 3.569/4.281vụ (đạt tỷ lệ 83,37%), 10 tháng đầu năm 2022: hòa giải 3.186/3.726 vụ (đạt tỷ lệ 85,51%), trung bình: 85%/năm.

Cùng với đó, duy trì hoạt động của Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ kết hôn trực thuộc Hội LHPN Hà Nội thực hiện tư vấn pháp luật thường xuyên trực tiếp tại văn phòng, qua điện thoại, qua hòm thư điện tử. Tổ chức các cuộc tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động ở các địa bàn nông thôn, dân tộc thiểu số, tôn giáo, xa trung tâm TP về Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, pháp luật về đất đai, phòng chống bạo lực gia đình, chính sách lao động nữ...

Trong 5 năm đã tiếp và tư vấn 77 lượt khách liên quan đến hôn nhân gia đình (37), đất đai (13), dân sự (12), bạo lực gia đình (15). Trung tâm khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý tại 18 huyện, thị xã; Tổ chức 51 cuộc trợ giúp pháp lý, tư vấn cho 5.3.13 người, trực tiếp trợ giúp cho 660 người.

Hội LHPN các quận, huyện và cơ sở phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp, Hội Luật gia TP, phòng Tư pháp quận/huyện, Hội LHPN cơ sở tổ chức 616 buổi trợ giúp pháp lý cho 264.576 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân, tư vấn trực tiếp cho hơn 4.259 trường hợp. Hội LHPN các quận huyện và cơ sở tích cực tham gia hòa giải các vụ việc mâu thuẫn tại cơ sở, đã tiếp nhận và xử lí 359 đơn thư, tham gia hòa giải thành công 1.830/1.916 vụ việc.

Năm 2018, trợ giúp viên pháp lý thực hiện 474 vụ (chiếm 83,6%), năm 2019 trợ giúp viên pháp lý thực hiện 610 vụ (các vụ việc tham gia tố tụng hoàn toàn do các trợ giúp viên pháp lý thực hiện với chiếm tỷ lệ 100%), năm 2020 trợ giúp viên pháp lý thực hiện 1.080 vụ, năm 2021 trợ giúp viên pháp lý thực hiện 1.148 vụ, 6 tháng đầu năm 2022 trợ giúp viên pháp lý thực hiện 734 vụ (chiếm 100%).

Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội tăng cường các hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật. Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước TP đã tổ chức tư vấn pháp luật, cử trợ giúp viên pháp lý và luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng bảo vệ, bào chữa, đảm bảo 100% những người có yêu cầu được trợ giúp pháp lý. Số vụ việc do Trợ giúp viên pháp lý thực hiện tăng dần cả về số lượng và chất lượng qua các năm.
Nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên
Bám sát quy định của Chính phủ, Bộ Tư pháp về thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật
Xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật

Bạch Dương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.