Kỳ vọng khu nhà ở xã hội quy mô lớn tại Đông Anh, Hà Nội sẽ sớm khởi công

Vừa qua, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Đinh Tiến Dũng đối thoại với đại biểu phụ nữ Thủ đô năm 2022. Dự đối thoại có đại biểu đại diện các tầng lớp phụ nữ Thủ đô và gần 15.000 hội viên đại diện cho 902.000 hội viên hội phụ nữ các cấp TP.
Niềm mong mỏi có một ngôi nhà xã hội để sớm “an cư lạc nghiệp” là ước mơ của bất kỳ người công nhân nào
Niềm mong mỏi có một ngôi nhà xã hội để sớm “an cư lạc nghiệp” là ước mơ của bất kỳ người công nhân nào

Nam đã đề nghị lãnh đạo TP quan tâm chủ trương xây nhà ở thu nhập thấp, đầu tư thêm nhà trẻ, trường học, tăng lớp học công lập, tạo điều kiện để các cháu, con công nhân có điều kiện được học tập với chi phí thấp. Cùng với đó, các đại biểu đã kiến nghị lãnh đạo TP quan tâm về chế độ, chính sách, hỗ trợ về thủ tục hành chính, tiếp cận vốn, đất đai cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; quan tâm công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, luân chuyển cán bộ nữ, cán bộ hội phụ nữ các cấp; ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa, phát triển văn hóa...

Đồng thời thành phố quan tâm tiếp tục chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, liên thông các sở, ngành, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, đất đai…,

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, TP đã chỉ đạo quy hoạch để sớm kêu gọi đầu tư xây dựng các khu nhà xã hội tập trung quy mô lớn, trước mắt sẽ thực hiện ở huyện Đông Anh một khu rộng khoảng 100 ha. Thành phố cũng xác định quan điểm sẽ dùng nguồn ngân sách để đầu tư trường học, bệnh viện trong các khu nhà này để vừa giảm giá thành căn hộ, vừa bảo đảm điều kiện học tập với chi phí thấp cho công nhân, lao động.

Trước đó, tại hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, ông Dương Đức Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, 5 khu nhà ở xã hội tập trung với quy mô đất khoảng 280ha tại Hà Nội, dự kiến thời gian tới, sẽ hoàn thành bảo đảm quy mô, công suất khoảng 2,3 triệu m2 sàn tương đương 38.000 căn hộ.

Ông Tuấn cho biết, trên cơ sở xác định nhu cầu và tổng nhu cầu sàn nhà ở xã hội đến 2030 trên địa bàn toàn TP Hà Nội là khoảng 6,8 triệu m2 sàn nhà ở, tương đương 113.000 căn hộ và vốn xây dựng nhà ở xã hội khoảng 12.500 tỷ đồng. Để thực hiện chương trình này, Hà Nội đặt ra 5 giải pháp trong đó đẩy mạnh xây dựng các khu nhà ở xã hội độc lập, tập trung theo hướng hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật xã hội. Đây là chủ trương lớn của thành phố đã đề xuất với Chính phủ từ năm 2017. Đến nay 5 khu nhà ở xã hội tập trung này quy mô đất khoảng 280ha, Hà Nội đã bố trí ở khu vực Đông Anh khoảng 84ha, khu vực Thanh Trì, Thường Tín quy mô cũng là 4ha và một khu vực huyện Gia Lâm quy mô 55ha và một khu nữa ở Đông Anh với quy mô lớn khoảng gần 100ha. Dự kiến thời gian tới, sẽ hoàn thành bảo đảm quy mô, công suất khoảng 2,3 triệu m2 sàn tương đương 38.000 căn hộ.

Theo khảo sát, trung bình mỗi tháng, gia đình công nhân phải chi trả số tiền thuê trọ, điện, nước... khoảng 1,5 - 1,7 triệu đồng. Ngoài khoản chi phí này, họ phải lo toan nhiều loại tiền sinh hoạt khác. Đó cũng chính là lý do khiến họ mong muốn được mua nhà ở xã hội với mức giá khoảng 600.000 - 800.000 triệu đồng/căn. Niềm mong mỏi có một ngôi nhà xã hội để sớm “an cư lạc nghiệp” là ước mơ của bất kỳ người công nhân nào. Vì thế ai cũng mong, những dự án nói trên sớm được khởi công và hoàn thiện để họ được mua với giá dành cho công nhân với những chính sách trả góp ưu đãi hợp lý.

Quy định về nghĩa vụ nhà ở xã hội khi phát triển nhà ở thương mại cần thay đổi?
Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân
Cần sớm sửa đổi các quy định pháp lý chưa phù hợp

Ban Mai

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.