WHO quyết định đổi tên bệnh đậu mùa khỉ

Nhằm tránh sự kỳ thị với dịch bệnh gắn liền với tên động vật này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra quyết định tên bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) thành mpox.
WHO quyết định đổi tên bệnh đậu mùa khỉ

WHO quyết định đổi tên bệnh đầu mùa khỉ.

Theo đó, ngày 28/11 (giờ địa phương), WHO cho biết sẽ ưu tiên sử dụng chữ "mpox" để chỉ dịch bệnh truyền nhiễm này. Cả monkeypox và mpox vẫn được dùng song song vào năm sau, nhưng tên cũ sẽ dần bị loại bỏ.

"Sau nhiều tham vấn với chuyên gia toàn cầu, WHO sẽ bắt đầu dùng thuật ngữ mới là mpox, xem như từ đồng nghĩa với đậu mùa khỉ (monkeypox). WHO sẽ sử dụng chữ mpox trong việc liên lạc, và khuyến khích những nơi khác làm theo khuyến nghị này nhằm giảm thiểu mọi tác động tiêu cực đang diễn ra đối với tên bệnh hiện tại cũng như việc áp dụng cách gọi mới”, trích thông báo của WHO.

WHO bày tỏ lo ngại về "ngôn ngữ phân biệt chủng tộc và kỳ thị" khi dịch bệnh này lan ra hơn 100 nước. Theo WHO, nhiều cá nhân và quốc gia đã yêu cầu cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc này đổi tên bệnh.

Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm từ động vật do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Chữ "khỉ" (monkey) trong bệnh này xuất hiện do loại virus trên ban đầu được các nhà nghiên cứu xác định có trong những con khỉ tại Đan Mạch năm 1958. Nhưng sau đó loại virus này có thể xâm nhập vào nhiều loại động vật, đa số loài gặm nhấm.

Đậu mùa khỉ lần đầu xuất hiện ở con người vào năm 1970 tại Cộng hòa dân chủ Congo. Bệnh này có thể lây từ người sang người, và chủ yếu được phát hiện tại các nước Tây Phi và Trung Phi.

Tuy nhiên vào tháng 5/2022, có 110 nước ghi nhận trường hợp mắc bệnh, với tổng cộng 81.107 ca, trong đó có 55 ca tử vong.

Số ca bệnh đầu mùa khỉ vượt mốc 70.000 Số ca bệnh đầu mùa khỉ vượt mốc 70.000
Bệnh đậu mùa khỉ được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Bệnh đậu mùa khỉ được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Tuấn Khang

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.