Hội Người mù TP Hà Nội: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người khiếm thị

Được sự phối hợp của Sở Tư pháp TP Hà Nội, sáng 4/10 Hội Người mù TP Hà Nội đã tổ chức Chương trình tuyên truyền PBGDPL nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho cán bộ, hội viên, người khiếm thị trên địa bàn TP.
Hội Người mù TP Hà Nội: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người khiếm thị
Bà Chu Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch Hội Người mù TP Hà Nội cho biết Hội luôn quan tâm công tác tuyên truyền PBGDPL cho cán bộ, hội viên của Hội

Bà Chu Thị Thu Hà – Phó Chủ tịch Hội Người mù TP Hà Nội cho biết, trong những năm qua, công tác tuyên truyền PBGDPL cho người khuyết tật luôn được Hội quan tâm và thường xuyên tổ chức các chương trình, hội nghị tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn TP. Qua đó, giúp họ nâng cao hiểu biết pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và thực hiện theo quy định của pháp luật.

“Hội nghị tuyên truyền PBGDPL cho người khiếm thị lần này nằm trong chương trình, hoạt động Câu lạc bộ “Tri thức và Đời sống” được Hội tổ chức vào ngày 4 hàng tháng. Cứ đến ngày này, các hội viên của Hội ở trên địa bàn TP lại về trụ sở của Hội để tham gia chương trình…”, bà Chu Thị Thu Hà chia sẻ.

Tại Chương trình, các đại biểu được nghe Luật sư Nguyễn Thanh Thúy – Chánh Văn phòng Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam trình bày những nội dung cơ bản về Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 của Thủ tướng Chính phủ theo quyết định số 1190 ngày 5/8/2020 và Kế hoạch 239 của UBND TP Hà Nội; Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Hội Người mù TP Hà Nội: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người khiếm thị
Luật sư Nguyễn Thanh Thúy – Chánh Văn phòng Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam -báo cáo viên của Chương trình

Đồng thời, Luật sư Nguyễn Thanh Thúy đã giải đáp những câu hỏi, thắc mắc của các cán bộ, hội viên người khuyết tật về việc người khuyết tật đặc biệt nặng đã được hưởng lương hưu thì có được nhận chế độ người hỗ trợ, chăm sóc không?

Luật sư Nguyễn Thanh Thúy cho biết là có được nhận chế độ người hỗ trợ, chăm sóc vì theo Luật Người khuyết tật quy định tại Điều 44: Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.

1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

b) Người khuyết tật nặng.

2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;

b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;

c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

3. Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.

4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.

Nghị định 20 quy định tại Điều 7: Hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng

1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:

a) Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.

Hội Người mù TP Hà Nội: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người khiếm thị
Luật sư Nguyễn Thanh Thúy chia sẻ nâng cao kỹ năng cho người khuyết tật khi xử lý các tình huống vướng mắc

Với câu hỏi của hội viên về việc đối với bố mẹ đều là người khuyết tật khi nuôi con thì có được hưởng chính sách gì không? Và nếu có được hưởng thì hưởng đến con năm bao nhiêu tuổi? Luật sư Nguyễn Thanh Thúy giải đáp, Luật Người khuyết tật quy định tại Điều 44: Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.

1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

b) Người khuyết tật nặng.

2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;

b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;

c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Cùng với việc giải đáp nhiều câu hỏi cho cán bộ, hội viên của Hội, Luật sư Nguyễn Thanh Thúy còn chia sẻ, nâng cao kỹ năng cho người khuyết tật khi xử lý các tình huống vướng mắc. Dành sự quan tâm đặc biệt tới cộng đồng người khuyết tật, nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân nói chung, cộng đồng những người khuyết tật nói riêng thế nói riêng.

UBMTTQ TP Hà Nội phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân trong công tác PBGDPL
CATP Hà Nội: Đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông trong trường học
Tuyên truyền pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp

Bạch Dương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.