Indonesia quyết định cấm xuất khẩu dầu ăn và nguyên liệu thô

Quốc gia Đông Nam Á này đã đưa ra quyết định cấm xuất khẩu dầu ăn và các nguyên liệu thô liên quan đến sản xuất dầu ăn.
Indonesia quyết định cấm xuất khẩu dầu ăn và nguyên liệu thô
Lệnh cấm xuất khẩu dầu ăn của Indonesia càng khiến lạm phát trên toàn cầu trở nên trầm trọng.

Theo đó, bắt đầu từ ngày 28/4 tới, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu ăn và các nguyên liệu thô liên quan đến sản xuất dầu ăn và sẽ không có thời hạn kết thúc đến khi có thông báo sau.

Tổng thống Indonesia - Joko Widodo cho biết ông sẽ trực tiếp theo dõi, đánh giá việc thực hiện chủ trương nhằm để nguồn dầu ăn trong nước được ổn định và dồi dào.

Việc tăng giá dầu ăn và tình trạng khan hiếm hàng trên thị trường đã xảy ra từ cuối năm 2021 và chính phủ đã cố gắng khắc phục tình trạng này bằng cách thắt chặt xuất khẩu dầu cọ thô (CPO) và ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước.

Hồi đầu năm nay, Bộ Thương mại Indonesia đã công bố các quy định mới về xuất khẩu dầu cọ nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa.

Ngay sau thông tin này từ phía Indonesia, trên thị trường thế giới, giá dầu cọ và các loại dầu ăn thay thế dầu cọ như dầu đậu nành và dầu hạt hướng dương đã tăng. Giá dầu cọ ở châu Á đã tăng khoảng 50% và hạt cải dầu ở châu Âu tăng thêm 55% trong 12 tháng qua.

Hiện, Indonesia là nước sản xuất dầu cọ lớn nhất - loại dầu ăn được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Quốc gia Đông Nam Á này chiếm hơn 1/3 lượng dầu thực vật xuất khẩu toàn cầu.

Theo nhận định của các chuyên gia thì hiện thế giới sẽ không thể tìm được nguồn cung thay thể dầu ăn từ quốc gia Đông Nam Á này. Đây chắc chắn là một đòn giáng mạnh vào dầu ăn trên toàn cầu, hàng loạt các quốc gia đã ngay lập tức chịu tác động tiêu cực sau lệnh cấm của Indonesia.

Lệnh cấm xuất khẩu dầu ăn của Indonesia đã khiến giá dầu giao sau của Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lục cao nhất trong ngày thứ ba liên tiếp.

Ở Anh, một số siêu thị đang hạn chế người dân mua dầu ăn, chẳng hạn như dầu hướng dương, ôliu và hạt cải.

Vì cuộc xung đột Nga-Ukraine diễn ra cũng khiến hoạt động buôn bán dầu hướng dương rơi vào hỗn loạn. Điều này kéo theo nguồn cung các loại dầu thực vật khác ngày càng bị siết chặt.

Bên cạnh đó, những bất ổn về thời tiết tại các nhà sản xuất dầu ăn lớn trên thế giới đang làm tăng thêm nỗi lo thiếu hụt dầu ăn.

Tình trạng khô hạn đã làm hạn chế quy mô thu hoạch đậu nành ở Mỹ. Giá dầu đậu nành tại Mỹ đã tăng gần gấp đôi kể từ đầu năm 2021 và đang đặt ra nhu cầu tìm các mặt hàng thay thế.

Cải dầu của Canada đã leo lên mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2021, khi hạn hán tàn phá khiến cây trồng trên khắp các thảo nguyên Bắc Mỹ bị thu hẹp.

Tổng thống Ukraine tổ chức họp báo tại ga tàu điện ngầm Tổng thống Ukraine tổ chức họp báo tại ga tàu điện ngầm
Các doanh nghiệp EU được mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp Các doanh nghiệp EU được mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp
Khách quốc tế chính thức được đến Hong Kong du lịch Khách quốc tế chính thức được đến Hong Kong du lịch

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.